Tình thái từ Ngữ văn 8

Bài học Tình thái từ Ngữ văn 8 giúp các em nắm được chức năng và cách sử dụng tình thái từ. eLib đã biên soạn bài học này một cách đầy đủ và chi tiết nhất, bám sát chương trình Ngữ văn 8 tập 1. Mời các em tham khảo bài học dưới đây nhé! Chúc các em học tập tốt!

Tình thái từ  Ngữ văn 8

1. Chức năng của tình thái từ

- Tình thái từ là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói.

- Tình thái từ gồm một số loại đáng chú ý như sau:

+ Tình thái từ nghi vấn: à, ư, hả, chứ, chăng...

+ Tình thái từ cầu khiến: đi, nào, với,...

+ Tình thái từ cảm thán: thay, sao,..

+ Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm: ạ, nhé, cơ, mà,...

- Ví dụ: 

+ Cô: Sao hôm nay con không học bài? Con có chỗ nào không hiểu à?

+ An: Dạ, tại tối qua con phải phụ mẹ trông em bé ạ.

+ Cô: Vậy con cho cô số điện thoại mẹ để cô điện nói với mẹ rằng : mẹ có một người con trai thật chịu khó và thương mẹ.

+ An: Dạ thôi không cần đâu cô ạ! Con biết lỗi của con rồi ạ. Con xin lỗi cô ạ!

+ Cô: Thôi con ngồi xuống đi. Lần sau cố gắng hơn nhé!

2. Sử dụng tình thái từ

- Khi nói, khi viết, cần chú ý sử dụng tình thái từ phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp (quan hệ tuổi tác, thứ bậc xã hội, tình cảm,...).

- Ví dụ:

+ Bạn về à? -> Từ à dùng để hỏi, thân mật – ngang hàng.

+ Bác giúp cháu một tay ạ! ---> Từ ạ --> cầu khiến, kính trọng – trên hàng.

3. Luyện tập

Câu 1. Em hãy viết một đoạn đối thoại có sử dụng tình thái từ.

Gợi ý làm bài:

- Thưa cô, ngày mai lớp ta có đi lao động không ạ?

- Đằng ấy đã học bài rồi chứ?

- Bố ơi, bao giờ thì bố cho con đi thăm bà ạ?

Câu 2. Em hãy sưu tầm những câu nói ở đia phương em hoặc vùng miền khác có sử dụng tình thái từ?

Gợi ý làm bài:

- Đi mạnh giỏi nghen. (Miền Nam)

- Đừng làm như thế nữa nha. (Miền Nam)

- Anh nói thế dư mà em lại nghĩ khác. (Nam Định)

4. Kết luận

Qua bài học các em cần nắm một số nội dung chính sau:

- Hiểu khái niệm và các loại tình thái từ.

- Nắm được cách sử dụng tình thái từ.

- Biết dùng tình thái từ phù hợp với tình huống giao tiếp.

- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân ra quyết định dùng tình thái từ phù hợp với tình huống giao tiếp.

- Năng lực giao tiếp tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về cách sử dụng tình thái từ.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

Ngày:15/10/2020 Chia sẻ bởi:Nhi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM