Tập làm văn: Luyện tập tả người (Tả hoạt động - tiếp theo) Tiếng Việt 5

Nội dung bài học dưới đây nhằm giúp các em rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn tả hoạt động của con người. Đồng thời, bài học này còn giúp các em trau dồi thêm vốn từ ngữ phong phú. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Tập làm văn: Luyện tập tả người (Tả hoạt động - tiếp theo) Tiếng Việt 5

1. Nội dung bài học

- Lập dàn ý cho bài văn tả hoạt động của một bạn nhỏ hoặc một em bé ở tuổi tập nói, tập đi.

- Viết một đoạn văn tả hoạt động của bạn nhỏ hoặc em bé.

2. Câu hỏi và hướng dẫn giải

2.1. Giải câu 1 trang 152 SGK Tiếng Việt lớp 5

a. Câu hỏi: Lập dàn ý cho bài văn tả hoạt động của một bạn nhỏ hoặc một em bé ở tuổi tập nói, tập đi.

b. Hướng dẫn giải:

- Mở bài: Giới thiệu em bé mà em sẽ tả.

- Thân bài:

+ Môi đỏ chót, má thơm mùi sữa, mắt đen láy, tóc tơ mềm mại.

+ Lẫm chẫm tập đi, có lúc lại bò.

+ Miệng bi bô, răng trắng nõn, đã biết gọi ông, bà…

+ Đôi tay vỗ đều theo nhịp bài hát, chân nhún nhảy.

+ Bắt chước tiếng kêu của chó, mèo, gà trống,...

- Kết bài:

+ Bé là một cô bé thông minh, lanh lợi. Mọi cử chỉ của bé đều ngộ nghĩnh, đáng yêu.

+ Bé mang lại cho gia đình bao niềm vui và hạnh phúc.

2.2. Giải câu 2 trang 152 SGK Tiếng Việt lớp 5

a. Câu hỏi: Dựa vào dàn ý đã lập, hãy viết một đoạn văn tả hoạt động của bạn nhỏ hoặc em bé.

b. Hướng dẫn giải:

- Đoạn văn tham khảo số 1:

Mẹ em mới sinh cho tôi một cô em gái vô cùng dễ thương, em gái của em chỉ mới vừa tròn hai tháng tuổi mà thôi, bố em đặt tên em là Hà. Bé Hà có thân hình bụ bẫm, khuôn mặt bầu bĩnh trông rất dễ thương. Bé đang tuổi tập nói, tập đi nên bé hoạt động suốt ngày, nhất là hai bàn tay, thấy vật gì cũng cầm nhưng chỉ một lát là vứt ngay. Bé đi chưa vững, bước đi chập chững trông thật đáng yêu. Mẹ em đứng cách bé khoảng hai mét vỗ tay gọi bé đến. Đôi chân non nớt của bé tập đi từng bước. Đến gần mẹ, bé cười toe toét sà vào lòng mẹ như sợ ngã. Đôi tay của bé mũm mĩm nổi những đường ngấn. Mẹ đỡ vội, bồng lên hôn hít, cưng nựng, bé cười nắc nẻ, sung sướng. Bé đang tập nói, nên rất thích nói nhưng nói chưa được nhiều. Bé bập bẹ những tiếng nhỏ “ba...ba...”, “mẹ... mẹ” nghe thật vui tai. Bé Hà rất thích chơi búp bê, nhưng chơi một lúc rồi bé cũng chán. Bé thích tắm, vì ngồi vào thau nước là em lấy tay đập làm nước bắn tung tóe, rồi mắt nhắm, miệng cười để lộ hai chiếc răng mới nhú ra trông thật dễ thương.

- Đoạn văn tham khảo số 2:

Nhà em có một đứa em vô cùng vui nhộn và dễ thương, em của em tên là Tít, em ấy rất thích được tập đi, em ấy hay chập chững bước đi từ chỗ này sang chỗ khác. Thế mà bữa nay bé đã từ từ buông các ngón tay nhỏ nhắn để bước từng bước một. Thấy sắp ngã, bé liền ngồi phịch xuống ngay. Em được ba mẹ giao cho việc giữ Tít. Khi học bài xong, em thường trông Tít giúp mẹ. Thật là hồi hộ khi lần theo bé. Mỗi khi muốn giúp bé, y như rằng Tít đẩy em ra ngay. Nhà em có nhiều đồ chơi cho em bé, nào là xe hơi, máy bay, tàu hỏa.. Mỗi khi chơi xong, Tít biết cho đồ chơi vào thùng gọn gàng. Buổi sáng Tít ở nhà với ngoại, ngoại dạy bé đủ thứ. Tít chỉ mắt, mũi, chân, tay, miệng... thật chính xác. Tít còn biết đòi, biết kêu tên những thứ mình thích. Tít tập nói rất đáng yêu. Bé nhìn chăm chú vào miệng ngoại rồi bụm  miệng nói: "Bà, bà, mẹ, mẹ". Nghe bé nói ngòng ngọng, cả nhà ai cũng tức cười. Cả gia đình em, ai cũng vui khi nghe Tít bi bô tập nói.

3. Tổng kết

Sau khi học xong bài này, các em cần nắm một số nội dung chính như sau:

- Biết cách viết một đoạn văn tả hoạt động của con người.

- Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn miêu tả.

Ngày:14/11/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM