Soạn bài Viết bài tập làm văn số 3 Ngữ văn 8 siêu ngắn
Bài soạn Viết bài tập làm văn số 3 giúp các em biết cách làm một bài văn thuyết minh. eLib đã biên soạn nội dung một cách ngắn gọn dễ hiểu. Mời các em tham khảo bài soạn dưới đây nhé. Chúc các em học tập tốt.
Mục lục nội dung
1. Đề số 1
Có thể chú ý các luận điểm sau:
- Kính mắt là một vật dụng rất quen thuộc trong đời sống của chúng ta. Kính không chỉ có vai trò điều trị các tật khúc xạ của mắt mà còn mang lại giá trị thẩm mỹ với nhiều kiểu dáng, màu sắc phong phú.
- Xét về cấu tạo, chiếc kính hiện đại ngày nay có ba bộ phận chính là mắt kính, gọng kính và giá đỡ. Gọng kính đeo vào tai để khi keo kính không bị rơi. Gọng thường được làm từ kim loại, nhựa hay mê ca gắn với mắt kính bởi hai con ốc vít chắc chắn.
- Kính mắt có rất nhiều công dụng. Đối với những người bị tật khúc xạ thì kính được coi là vật bất ly thân, vì nó giúp họ điều chỉnh mắt để nhìn tốt hơn và bảo vệ mắt. Đối với những người không bị cận thị, viễn thị, loạn thị,… t
- Một chiếc kính to, cồng kềnh khá là bất tiện trong cuộc sống, vì thế người ta đã phát min ra một loại kính nhỏ, mỏng, được đặt sát vào tròng mắt, gọi là kính áp tròng.
- Việc sử dụng kính tác động rất lớn đến sức khoẻ của mắt bởi vậy cần sử dụng kính đúng cách. Để lựa chọn 1 chiếc kính phù hợp với đôi mắt, cần phải theo tư vấn của bác sĩ.
- Kính ngoài công dụng bảo vệ mắt, còn được coi như là một món đồ trang sức, tô điểm cho mắt và khuôn mặt. Mọi người thường đeo những chiếc kính 0 độ, đi kèm với các phụ kiện như túi xách, lắc, dây chuyền…tôn thêm vẻ trang trọng, quý phái. Với các bạn trẻ, chiếc kính làm nổi bật phong cách cá tính, “xì tin” hay kiểu “tri thức” mà bạn bè vẫn thường gọi nhau.
- Chiếc kính mắt rất quan trọng trọng trong đời sống của mỗi người. Vì thế, mỗi người hãy bảo vệ chiếc kính đúng cách để nó luôn là người bạn đồng hành bảo vệ đôi mắt – cửa sổ của tâm hồn.
2. Đề số 2
Chú ý các luận điểm sau:
- Nguồn gốc xuất xứ
- Bút bi được thiết kế bởi László Biro.
- Xuất phát từ nỗi thất vọng vì nhũng cây bút máy làm bẩn giấy tờ và thường xuyên bị hỏng, Bíró bắt đầu công việc thiết kế một loại bút mới. Với sự giúp đỡ của anh trai là nhà hóa học, ông đã thành công sáng tạo ra bút bi và được nhận bằng sáng chế của Anh Quốc.
- Những chiếc bút bi đầu tiên được bán tại Argentina với thương hiệu Birome.
- Trải qua nhiều lần cải tiến và thay đổi, bút bi đã được đưa đến người dùng toàn thế giới và phổ biến khắp nơi cho đến tận ngày nay.
- Cấu tạo
- Vỏ bút: hình trụ, dài từ 14 đến 15cm. Với loại bút bi thông thường, vỏ bút được làm từ nhựa, cầm nhẹ tay; cũng có một số loại bút bi được thiết kế trang trọng hơn thì vỏ có thể làm bằng kim loại, được dùng như quà tặng hoặc để trang trí.
- Ruột bút: Nằm phía bên trong vỏ bút, làm từ nhựa dẻo, chưa mực ở bên trong. Màu mực của bút bi rất đa dạng, từ đỏ, xanh, đen đến tím,…, một số loại bút bi dùng để vẽ họa tiết trang trí thì có thể có nhũ, nhiều màu mực trong cùng một ruột,…Đầu ruột bút là ngòi bút, được làm từ thép không gỉ, bên trong có một viên bi nhỏ.
- Bộ phận điều khiển: gồm một lò xo và nút bật. Khi muốn sử dụng, ta ấn vào phần bút bật ở đuôi bút là ngòi bút sẽ lộ ra ngoài. Khi không sử dụng nữa thì ta chỉ cần ấn vào đai bên cạnh là ngòi sẽ trở về vị trí ban đầu. Bên cạnh đó cũng có loại bút bi sử dụng dạng xoáy, có nắp đậy,…
- Phân loại
- Bút bi có hai loại là loại dùng một lần và loại có thể nạp lại mực.
- Loại nạp lại mực thì giá thành cao hơn và không phổ biến bằng loại dùng một lần.
- Với bút bi dùng một lần, khi hết mực, chúng ta không phải bỏ cả bút đi mà chỉ cần bỏ phần ruột bút hết mực đi và thay bằng ruột bút mới.
- Nguyên lý hoạt động, công dụng
- Phần đầu bút chưa viên bi nhỏ. Mực trong ruột bút theo trọng lực sẽ làm ướt viên bi.
- Khi viết, viên bị sẽ lăn tròn trên trang giấy, mực cũng theo đó mà làm hiển hiện nét viết.
- Bút bi được sử dụng để ghi chép, là vật dụng quen thuộc với bao lớp thế hệ học sinh, cùng gắn bó với bao trang sách cuốn vở, nâng cao bao ước mơ tới trường của tâm hồn trẻ thơ.
- Ưu khuyết điểm
- Ưu điểm: Giá thành rẻ, nhỏ gọn, tiện lợi, có thể mua ở bất kì cửa hàng văn phòng phẩm nào.
- Nhược điểm: nét chữ không mềm mại như nét của bút nước, bút máy, dễ làm hỏng chữ.
3. Đề số 3
Chú ý các luận điểm sau:
- Dép lốp là một loại dép đơn giản, làm bằng săm và lốp. Một phần lốp xe ô tô đã qua sử dụng được cắt ra để làm đế dép. Quai dép được cắt từ săm ô tô cũ, hẹp từ một đến một centimet rưỡi, độ dài tùy thuộc vào kích cỡ của dép. Hai quai trước bắt chéo nhau, hai quai sau song song và vắt ngang cổ chân. Các quai được cố định vào dép bằng cách xỏ vào những lỗ đục trên dép, không cần đến bất kì chất kết dính là khác mà chỉ dựa tính co dãn của cao su.
- Trên đường hành quân, người chiến sĩ không tránh khỏi những chỗ trơn trượt, vì thế mà đế dép lốp cũng được thiết kế thêm những rãnh hình thoi để giảm độ trơn cho dép. Trong những năm 1970-1985, nhân dân ta còn sản xuất dép cao su bằng phương pháp đúc cao su thành đế và quai nhưng vẫn giữ nguyên hình dáng ban đầu.
- Đôi dép giản dị nhưng lại là cả một thời kì kháng chiến dội vang của dân tộc.
- Đôi dép lốp đã nâng đỡ bao đôi chân hành quân, đã đi qua bao miền đau thương của tổ quốc, cùng bao chiến sĩ oanh liệt diệt giặc ngoại xâm.
- Nó hiện lên như một biểu tượng cho giai đoạn kháng chiến anh dũng của dân tộc, như một hình ảnh gắn liền với anh bộ đội cụ Hồ gần gũi và giản dị.
- Mặc dù dép lốp không còn phổ biến với đời sống sinh hoạt ngày nay nữa những đôi dép mộc mạc ấy vẫn được bán ở nhiều điểm du lịch như một món quà lưu niệm, vẫn được lưu giữ trong những bảo tàng lịch sử để gợi nhắc mỗi người dân về quá khứ anh dũng và đáng tự hào, về người lãnh đạo vĩ đại của dân tộc với đôi dép lốp giản đơn.
c. Kết bài: Cảm nhận về đối tượng
4. Đề số 4
Chú ý các luận điểm sau:
- Chiếc áo dài của mỗi tộc người càng gắn liền với bản sắc dân tộc - hiện đại hơn
- Chiếc áo dài là thể hiện sự thống nhất giữa cái đúng, cái tốt và cái đẹp trong văn hóa Việt Nam. Chiếc áo dài Việt đã từng được trần bông để mặc trong lúc hàn giá, đã từng được may bằng lụa mỏng để mặc trong những ngày nóng nực. Mùa Xuân, mùa Thu, chiếc áo dài Việt có thể được may bằng những chất liệu phù hợp với thời tiết.
- Đời sống thẩm mỹ phong phú của chiếc áo dài Việt biểu hiện tập trung ở sự thể hiện khác nhau của cái đẹp.
- Áo dài có thể biểu hiện trong cái đẹp kiêu sa, lộng lẫy, choáng ngợp, lại cũng có thể biểu hiện trong cái đẹp dịu dàng đoan trang thùy mị, trong cái đẹp giản dị, thường nhật. Áo dài Việt có thể đẹp khi mang lại sự ấm áp trong mùa Đông, mát mẻ trong mùa hè, dịu dàng trong mùa Xuân, kiều diễm trong mùa Thu.
- Do tính đa dạng kỳ diệu trong đời sống thẩm mỹ của xã hội, chiếc áo dài có thể là hình ảnh tạo dựng về cái đẹp của người phụ nữ khi sử dụng nó.
- Áo dài Việt đã xuất hiện mọi nơi trong nền văn hóa từ truyền thống đến hiện đại và ăn sâu vào cảm thụ thẩm mỹ của người Việt. Nó tạo nên niềm tự hào của các người đẹp khi thi hoa hậu, trở thành biểu tượng của Việt Nam trên các chuyến bay của tiếp viên hàng không.
Tham khảo thêm
- doc Soạn bài Tôi đi học Ngữ văn 8 siêu ngắn
- doc Soạn bài Cấp độ khái quát nghĩa từ ngữ Ngữ Văn 8 siêu ngắn
- doc Soạn bài Tính thống nhất của chủ đề văn bản Ngữ văn siêu ngắn
- doc Soạn bài Trong lòng mẹ Ngữ văn 8 siêu ngắn
- doc Soạn bài Trường từ vựng Ngữ Văn 8 siêu ngắn
- doc Soạn bài Bố cục văn bản Ngữ văn 8 siêu ngắn
- doc Soạn bài Tức nước vỡ bờ Ngữ văn 8 siêu ngắn
- doc Soạn bài Xây dựng đoạn văn trong văn bản Ngữ văn 8 siêu ngắn
- doc Soạn bài Viết bài làm văn số 1- Văn tự sự Ngữ văn 8 siêu ngắn
- doc Soạn bài Lão Hạc Ngữ văn 8 siêu ngắn
- doc Soạn bài Từ tượng hình, từ tượng thanh Ngữ văn 8 siêu ngắn
- doc Soạn bài Liên kết các đoạn văn trong văn bản Ngữ văn 8 siêu ngắn
- doc Soạn bài: Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội Ngữ văn 8 siêu ngắn
- doc Soạn bài Tóm tắt văn bản tự sự Ngữ văn 8 siêu ngắn
- doc Soạn bài Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự Ngữ văn 8 siêu ngắn
- doc Soạn bài Cô bé bán diêm Ngữ văn 8 siêu ngắn
- doc Soạn bài Trợ từ, thán từ Ngữ văn 8 siêu ngắn
- doc Soạn bài Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự Ngữ văn 8 siêu ngắn
- doc Soạn bài Đánh nhau với cối xay gió Ngữ văn 8 siêu ngắn
- doc Soạn bài Tình thái từ Ngữ văn 8 siêu ngắn
- doc Soạn bài Luyện tập viết đoạn văn tự sự két hợp với miêu tả và biểu cảm Ngữ văn 8 siêu ngắn
- doc Soạn bài Chiếc lá cuối cùng Ngữ văn 8 siêu ngắn
- doc Soạn bài Chương trình địa phương Ngữ văn 8 siêu ngắn
- doc Soạn bài Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm Ngữ văn 8 siêu ngắn
- doc Soạn bài Hai cây phong Ngữ văn 8 siêu ngắn
- doc Soạn bài Nói quá Ngữ văn 8 siêu ngắn
- doc Soạn bài Viết bài tập làm văn số 2 Ngữ văn 8 siêu ngắn
- doc Soạn bài Ôn tập truyện kí Việt Nam Ngữ văn 8 siêu ngắn
- doc Soạn bài Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000 Ngữ văn 8 siêu ngắn
- doc Soạn bài Nói giảm nói tránh Ngữ văn 8 siêu ngắn
- doc Soạn bài Luyện nói: Kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm Ngữ văn 8 siêu ngắn
- doc Soạn bài Câu ghép Ngữ văn 8 siêu ngắn
- doc Soạn bài Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh Ngữ văn 8 siêu ngắn
- doc Soạn bài Câu ghép (tiếp theo) Ngữ văn 8 siêu ngắn
- doc Soạn bài Phương pháp thuyết minh Ngữ văn 8 siêu ngắn
- doc Soạn bài Bài toán dân số Ngữ văn 8 siêu ngắn
- doc Soạn bài Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm Ngữ văn 8 siêu ngắn
- doc Soạn bài Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh Ngữ văn 8 siêu ngắn
- doc Soạn bài Dấu ngoặc kép Ngữ văn 8 siêu ngắn
- doc Soạn bài Luyện nói: Thuyết minh về một thứ đồ dùng Ngữ văn 8 siêu ngắn
- doc Soạn bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác Ngữ văn 8 siêu ngắn
- doc Soạn bài Đập đá ở Côn Lôn Ngữ văn 8 siêu ngắn
- doc Soạn bài Ôn luyện về dấu câu Ngữ văn 8 siêu ngắn
- doc Soạn bài Thuyết minh về một thể loại văn học Ngữ văn 8 siêu ngắn
- doc Soạn bài Muốn làm thằng cuội Ngữ văn 8 siêu ngắn
- doc Soạn bài Ôn tập và kiểm tra phần tiếng Việt Ngữ văn 8 siêu ngắn
- doc Soạn bài Hai chữ nước nhà Ngữ văn 8 siêu ngắn
- doc Soạn bài Hoạt động Ngữ văn: Làm thơ bảy chữ Ngữ văn 8 siêu ngắn