Soạn bài Tuyên ngôn độc lập phần 2- Tác phẩm Ngữ văn 12 siêu ngắn

Mời các em cùng tham khảo bài soạn văn Tuyên ngôn Độc lập dưới đây, với hình thức soạn bài siêu ngắn giúp các em tiết kiệm được thời gian soạn bài của mình mà vẫn đảm bảo các kiến thức trọng tâm cần thiết. Cùng eLib học tập hiệu quả nhé!

Soạn bài Tuyên ngôn độc lập phần 2- Tác phẩm Ngữ văn 12 siêu ngắn

1. Soạn câu 1 trang 41 SGK Ngữ văn 12 siêu ngắn

  • Phần 1 (từ đầu cho đến Không ai chối cãi được): cơ sở pháp lý và chính nghĩa.
  • Phần 2 (tiếp theo đến Phải được độc lập): tố cáo tội ác của thực dân Pháp.
  • Phần 3 (phần còn lại): lời tuyên bố độc lập của nhân dân ta.

2. Soạn câu 2 trang 41 SGK Ngữ văn 12 siêu ngắn

- Đối tượng hướng tới của bản Tuyên ngôn độc lập là đồng bào trong nước, thế giới, đặc biệt là những lực lượng thù địch và bọn cơ hội quốc tế.

- Việc trích hai bản tuyên ngôn của Mĩ và Pháp nhằm mục đích:

  • Đề cao truyền thống bình đẳng, nhân đạo, tư tưởng dân chủ tiến bộ. 
  • Đặt bản tuyên ngôn độc lập của Việt Nam ngang hàng với hai bản Tuyên ngôn của hai cường quốc Mĩ và Pháp, khẳng định quyền tự chủ và vị thế bình đẳng của dân tộc ta trên toàn thế giới.
  • Đây là nghệ thuật dùng “gậy ông đập lưng ông”. 

3. Soạn câu 3 trang 42 SGK Ngữ văn 12 siêu ngắn

-  Tố cáo tội ác tàn bạo của thực dân Pháp trên mọi mặt đời sống khi cai trị nước ta. Giải thích rõ ràng Pháp không còn bất kì quyền lợi cai trị nào ở nước ta.

⇒ Lật tẩy và đập tan luận điệu xảo trá của thực dân Pháp về việc “khai hóa, bảo hộ”, về quyền cai trị thuộc địa của chúng ở Việt Nam.

- Trình bày cuộc đấu tranh xương máu giành độc lập, tự do của nhân dân Việt Nam:

  • Nhân dân Việt Nam đã nổi dậy giành chính quyền, lấy lại đất nước từ tay Nhật.
  • Quân và dân ta đã nhiều lần kêu gọi người Pháp cùng chống Nhật nhưng bị từ chối, khi Pháp thua chạy, đồng bào ta vẫn khoan hồng và giúp đỡ họ.
  • Bác vạch rõ: Đông Dương đã trở thành thuộc địa của Nhật và nhân dân ta đứng lên giành lại quyền độc lập từ tay Nhật chứ không phải từ tay Pháp

=> Bản tuyên ngôn của Hồ Chí Minh khẳng định sự thật, lý lẽ thuyết phục, khẳng định nền độc lập dân tộc giành được từ đấu tranh.

4. Soạn câu 4 trang 42 SGK Ngữ văn 12 siêu ngắn

- Lập luận chặt chẽ: thể hiện qua bố cục bài viết chặt chẽ, luận điểm rõ ràng.

  • Phần mở đầu: nêu lên tiền đề, cơ sở pháp lí của bản Tuyên ngôn.
  • Phần thứ hai: nêu lên cơ sở thực tiễn của bản Tuyên ngôn. Cơ sở thực tiễn ấy là tội ác của thực dân Pháp ở Việt Nam và thực tiễn về cách mạng Việt Nam- một cuộc cách mạng hoàn toàn nhân đạo và chính nghĩa.
  • Phần kết: từ cơ sở lí luận và thực tiễn nêu trên, Hồ Chí Minh đi tới lời tuyên ngôn.

- Lí lẽ sắc bén, dẫn chứng tiêu biểu, đanh thép, giàu tính chiến đấu.

- Ngôn ngữ hùng hồn, chính xác, biểu cảm.

5. Soạn câu luyện tập trang 42 SGK Ngữ văn 12 siêu ngắn

Bản “Tuyên ngôn Độc lập” từ khi ra đời cho đến nay là một áng văn chính luận có sức lay động sâu sắc hàng chục triệu trái tim con người Việt Nam vì đó là lòng yêu nước nồng nàn, niềm tự hào dân tộc mãnh liệt, khao khát độc lập tự do và ý chí quyết tâm bảo vệ tự do, độc lập ở Hồ Chí Minh. Tấm lòng đó đã truyền vào từng lời văn khi da diết, khi tự hào, khi hung hồn đanh thép gây xúc động mạnh mẽ đối với người đọc.

Ngày:27/07/2020 Chia sẻ bởi:Chương

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM