Soạn bài Trao duyên Ngữ văn 10 đầy đủ

Nhằm giúp các em nắm được nội dung và nghệ thuật của bài Trao duyên trích Truyện Kiều. eLib đã biên soạn bài này bám sát chương trình Ngữ văn 10. Mời các em tham khảo bài soạn dưới đây nhé. Chúc các em học tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập nhé!

Soạn bài Trao duyên Ngữ văn 10 đầy đủ

1. Soạn câu 1 trang 106 SGK Ngữ văn 10 đầy đủ

- Ý nghĩa việc Kiều nhắc đến các kỉ niệm tình yêu có ý nghĩa

+ Cho thấy trong tâm hồn Kiều, những kỉ niệm tình yêu có sức sống mãnh liệt.

+ Thúy Kiều trao duyên cho Thúy Vân nhưng con người lý trí không ngăn được con người tình cảm

+ Trong tình yêu, Thúy Kiều là người vô cùng sâu sắc và tinh tế, tất cả những kỉ niệm về tình yêu được nàng cất giữ cẩn thận.

+ Nàng trao duyên cho Thúy Vân nhưng không thể trao tình

2. Soạn câu 2 trang 106 SGK Ngữ văn 10 đầy đủ

- Những từ ngữ cho thấy Kiều đã nghĩ đến cái chết: thịt nát xương mòn, Ngậm cười chín suối…; người mệnh bạc ; Mất người ; Thấy hiu hiu gió thì hay chị về ; hồn ; Dạ đài cách mặt khuất lời ; người thác oan.

- Ý nghĩa:

+ Bi kịch cuộc đời (phải bán mình, phải phụ lại mối tình đầu) khiến Kiều cảm thấy mình như đã chết, không còn tuổi xuân, không còn hạnh phúc, không còn hi vọng.

+ Kiều cảm thấy trống trải và vô nghĩa, chỉ nhìn thấy cái chết

+ Tư tưởng về cái chết của Nguyễn Du : ảnh hưởng thuyết luân hồi của đạo Phật.   

+ Ta thấy sự băn khoăn day dứt của Nguyễn Du trước nỗi đau của con người.

+ Mất tình yêu, cuộc sống của nàng cũng không còn ý nghĩa gì nữa.

=> Ngòi bút của Nguyễn Du đoạn này thấm đẫm giá trị nhân đạo sâu sắc.

3. Soạn câu 3 trang 106 SGK Ngữ văn 10 đầy đủ

- Trong đoạn trích, Kiều đối thoại với Thúy Vân, với chính mình và với Kim Trọng (dù Kim Trọng vắng mặt). 

- Đối thoại với Thúy Vân:

+ Kiều tha thiết, khẩn nài, trang trọng nhờ em thay mình kết duyên với Kim Trọng (hành động trang trọng, kì lạ, tôn kính với em: ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa; khẩn nài, van xin em có chịu lời, sẽ thưa; ủy thác hoàn toàn cho em, không cho em có sự lựa chọn khác: chắp mối tơ thừa mặc em).

+ Xót xa, cay đắng bày tỏ lí do phải để em nhận mối tơ thừa (hoàn cảnh khách quan éo le sự đâu sóng gió bất kì, nàng đành chọn lấy chữ hiếu; tình cảm với chàng Kim thiêng liêng, sâu nặng, đã thề nguyền đính ước; Chỉ có Vân mới giúp được Kiều với tuổi xuân phía trước, lại có tình chị em máu mủ với Kiều).

- Khi trao kỉ vật, Kiều vừa nói với Vân vừa nói với chính mình:

+ Sống lại những kỉ niệm tình yêu đẹp đẽ, vừa đau đớn khi phải trao kỉ vật tình yêu, vừa giằng xé dữ dội (duyên này thì giữ vật này của chung).

+ Tự coi mình là người đã chết, xót thương cho số phận ngang trái, éo le của chính mình.

+ Đau khổ tột độ vì mối tình đầu tan vỡ: Bây giờ trâm gãy gương tan…/…/Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi. Than thân trách phận: Phận sao phận bạc như vôi/Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng.

- Đối thoại với Kim Trọng: mặc cảm tội lỗi vì tự cho rằng mình đã phụ tình chàng Kim Ôi Kim lang! Hỡi Kim lang/ Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây.

4. Soạn câu 4 trang 106 SGK Ngữ văn 10 đầy đủ

- Dù thân phận nhỏ bé, bất hạnh và chịu thiệt thòi nhưng Thúy Kiều có một nhân cách trong sáng, giàu tự trọng, có tình có nghĩa và luôn chủ động cố gắng làm những gì có thể để sống trọn vẹn, nghĩa tình với người thân yêu (bán mình chuộc cha, trao lại tình yêu cho em để trả nghĩa cho Kim Trọng). Nàng nguyện hi sinh thân mình, hi sinh tình yêu của mình vì người khác.

- Nguyễn Du khắc họa hình ảnh Kiều qua nhiều tình huống mâu thuẫn.

+ Mâu thuẫn hiếu - tình nàng chấp nhận hi sinh tình yêu trong trắng của mình.

+ Mâu thuẫn giữa tình và nghĩa, Kiều nhận thức được sự tất yếu phải nhờ em trả nghĩa chàng Kim.

- Đây là mâu thuẫn giữa các phạm trù đạo đức phong kiến với tâm hồn con người, là sự đau khổ khi nhân cách đa tình, đa cảm song hành cùng thân phận người làm con.

Ngày:26/12/2020 Chia sẻ bởi:Hoang Oanh Nguyen

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM