Soạn bài Tràng giang Ngữ văn 11 siêu ngắn

Nhằm giúp các em nắm được nội dung và nghệ thuật bài thơ Tràng giang, eLib đã biên soạn bài này một cách ngắn gọn và dễ hiểu nhất. Mời các em tham khảo bài soạn dưới đây nhé. Chúc các em học tập tốt.

Soạn bài Tràng giang Ngữ văn 11 siêu ngắn

1. Soạn câu 1 trang 30 SGK Ngữ văn 11 siêu ngắn

Lời đề từ thể hiện nội dung tư tưởng và ý đồ nghệ thuật của tác giả:

  • Bâng khuâng thể hiện nỗi niềm của nhà thơ: nỗi buồn trước cảnh vũ trụ bao la bát ngát.

  • Cảnh: Trời rộng, sông dài → Không gian rộng lớn.

=> Lời đề từ đã định hướng cho cảm xúc chủ đạo của bài thơ: nỗi buồn trước không gian rộng lớn. Đó là đặc điểm của phong cách thơ Huy Cận.

2. Soạn câu 2 trang 30 SGK Ngữ văn 11 siêu ngắn

- Âm hưởng dư vang, sâu lắng và buồn. 

- Nhịp thơ chủ yếu là nhịp 2/2/3 đan xen với nhịp 4/3 hoặc 2/5.

3. Soạn câu 3 trang 30 SGK Ngữ văn 11 siêu ngắn

Bức tranh thiên nhiên trong bài thơ đậm màu sắc cổ điển mà gần gũi, quen thuộc, đậm chất Đường thi.

Chất liệu tạo nên bức tranh đó là các hình ảnh ước lệ được sử dụng trong thơ ca trung đại: Tràng Giang, thuyền về, nước lại, nắng xuống, trời lên, sông dài, trời rộng, mây đùn núi bạc, bóng chiều, vời con nước, khói hoàng hôn,...

→ Bức tranh được thể hiện mức độ buồn, mênh mông, cô quạnh qua từng khổ thơ, chất đường thi, cổ điển càng đậm.

4. Soạn câu 4 trang 30 SGK Ngữ văn 11 siêu ngắn

"Lòng quê dợn dợn vời con nước

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà".

Lòng quê: tấm lòng, tình cảm với quê hương, đất nước.

Từ láy “dợn dợn” diễn tả tình cảm của tác giả đang trào dâng, nghẹn ngào, tha thiết.

→ Tình yêu quê hương lấy cảm hứng từ sông nước và trải dài theo từng con sóng.

5. Soạn câu 5 trang 30 SGK Ngữ văn 11 siêu ngắn

Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ:

  • Sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố cổ điển và hiện đại.

  • Thể thơ thất ngôn cách ngắt nhịp quen thuộc (4/3) tạo sự cân đối, hài hòa.

  • Hệ thống từ láy giàu biểu cảm kết hợp các biện pháp tu từ: nhân hóa, ẩn dụ, so sánh...

6. Soạn câu luyện tập trang 30 SGK Ngữ văn 11 siêu ngắn

- Thôi Hiệu buồn, nhớ quê vì ngoại cảnh (khói sóng trên sông). Còn Huy Cận, không cần mượn tới khói sóng, lòng nhà thơ đã sầu buồn rồi. Nỗi buồn ấy là nỗi buồn vạn cổ của con người cô đơn giữa vũ trụ rợn ngợp, bao la.

- Thôi Hiệu vì khói sóng mà nhớ nhà, Huy Cận đã viết câu thơ dựa trên tứ thơ này, nhưng đối với ông “ Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”

- Cả hai nhà thơ đều gửi gắm lòng yêu nước trong tứ thơ của mình, bởi vậy, đọc thơ Huy Cận, chúng ta liên tưởng tới ý thơ Thôi Hiệu

Ngày:18/12/2020 Chia sẻ bởi:Phuong

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM