Soạn bài Tính chuẩn xác hấp dẫn của văn bản thuyết minh Ngữ văn 10 tóm tắt

Nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em nắm được cách làm một bài văn thuyết minh hay. eLib đã biên soạn bài này một cách vắn tắt và dễ hiểu nhất. Mời các em tham khảo bài soạn dưới đây nhé. Chúc các em học tập tốt.

Soạn bài Tính chuẩn xác hấp dẫn của văn bản thuyết minh Ngữ văn 10 tóm tắt

1. Soạn câu 1 trang 25 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

a. Không chuẩn xác:

- Từ “chỉ”→ không nêu hết phạm vi kiến thức.

- Không nêu đúng các thể loại Văn học dân gian trong chương trình Ngữ Văn 10, tập I.

b. Không chuẩn xác: Ý nghiệm chính xác của thiên cổ hùng văn là áng hùng văn của nghìn đời, chứ không phải là áng hùng văn được viết trước đây đúng một ngàn năm

c. Văn bản trên không nói đến Nguyễn Bỉnh Khiêm với tư cách một nhà thơ do đó không thể sử dụng để thuyết minh về nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm.

2. Soạn câu 2 trang 26 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

a. Luận điểm: “Nếu bị tước đi môi trường kích thích, bộ não của đứa trẻ sẽ phải chịu đựng kìm hãm” có tính khái quát. Để làm sáng tỏ luận điểm khái quát đó, hàng loạt những chi tiết cụ thể về bộ não của đứa trẻ ít được chơi đùa, ít được tiếp xúc và bộ não của con chuột bị nhốt trong hộp rỗng đã được tác giả đưa ra. Vì thế, luận điểm khái quát đã trở nên cụ thể dễ hiểu. Sự thuyết minh do đó cũng hấp dẫn sinh động.

b. Những truyền thuyết có liên quan đến danh lam thắng cảnh đó. Vì vậy, bài văn thuyết minh về Hồ Ba Bể có nói đến những sự tích, truyền thuyết của nơi đó như đưa người đọc trở về thuở xa xưa kì ảo nhất định sẽ trở nên hấp dẫn, lôi cuốn hơn nhiều.

3. Soạn câu luyện tập  trang 27 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

- Nói về một món ăn có sức gợi cảm đối với mọi người.

- Đặc biệt là cách thuyết minh sinh động, hấp dẫn:

+ Giúp người đọc tiếp xúc với phở trên nhiều góc nhìn khác nhau: xa, gần, nhập vai người ăn, người đứng ngoài nhìn...

+ Sự linh hoạt trong việc sử dụng các kiểu câu: ngắn, dài, nghi vấn, cảm thán.

Ngày:17/12/2020 Chia sẻ bởi:Oanh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM