Soạn bài Thao tác lập luận, phân tích Ngữ Văn 11 siêu ngắn

Bài soạn văn dưới đây giúp các em nắm được cách phân tích, lập luận một bài văn nghị luận thông qua việc trả lời từng câu hỏi cụ thể trong SGK. Vời hình thức soạn siêu ngắn các em còn tiết kiệm được thời gian soạn bài mà vẫn đảm bảo các kiến thức cần thiết. Cùng tham khảo nhé!

Soạn bài Thao tác lập luận, phân tích Ngữ Văn 11 siêu ngắn

1. Soạn câu 1 trang 26 SGK Ngữ văn 11 siêu ngắn

Ý kiến đánh giá của tác giả đối với Sở Khanh: Là kẻ bạc nhược, tồi tàn nhất trong tất cả những kẻ bẩn thỉu và bần tiện.

2. Soạn câu 2 trang 26 SGK Ngữ văn 11 siêu ngắn

Tác giả đã phân tích ý kiến của mình bằng cách đưa ra dẫn chứng những hành động, việc làm của Sở Khanh, các dẫn chứng ấy mang tính tăng cấp, bồi thấn và sau đó tổng hợp lại thành kết luận.

3. Soạn câu 3 trang 26 SGK Ngữ văn 11 siêu ngắn

Đoạn văn của Hoài Thanh đã kết hợp được một cách khá chặt chẽ giữa thao tác phân tích và thao tác tổng hợp: Sau khi phân tích chi tiết bộ mặt lừa bịp tráo trở của Sở Khanh, người viết đã tổng hợp kết quả phân tích trước đó thành một kết luận khái quát về cái xã hội trong Truyện Kiều dựa trên bản chất của nhân vật Sở Khanh: “Nó là cái mức cao nhất của tình hình đồi bại trong xã hội này”.

4. Soạn câu 4 trang 26 SGK Ngữ văn 11 siêu ngắn

  • Phân tích hiện tượng ô nhiễm môi trường.
  • Phân tích tác dụng của hiện tượng vô cảm.
  • Phân tích nhân vật văn học.
  • Phân tích giá trị nhân đạo của một tác phẩm văn học.
  • Phân tích một đoạn thơ, bài thơ.

5. Soạn câu 5 trang 26 SGK Ngữ văn 11 siêu ngắn

  • Phân tích trong văn nghị luận là chia tách một đối tượng thành các yếu tố để cắt nghĩa, lý giải, làm rõ các đặc điểm về đối tượng ấy.
  • Yêu cầu của phân tích: chia, tách đối tượng thành các yếu tố theo những tiêu chí, quan hệ nhất định; đi sâu vào từng yếu tố kết hợp phân tích quan hệ giữa các yếu tố đó với nhau và với chỉnh thể.

6. Soạn câu 1 luyện tập trang 28 SGK Ngữ văn 11 siêu ngắn

  • a. Quan hệ được lấy làm cơ sở để phân chia đối tượng làm cơ sở cho việc phân tích là quan hệ nội bộ của đối tượng (diễn biến cung bậc tâm trạng "bàn hoàn" của Thúy Kiều): đau xót, quẩn quanh và bế tắc
  • b. Quan hệ được lấy cơ sở để phân chia đối tượng làm cơ sở cho việc phân tích là quan hệ giữa đối tượng này với đối tượng khác có liên quan: bài thơ Lời người kĩ nữ của Xuân Diệu với bài Tì bà hành của Bạch cư dị.

7. Soạn câu 2 luyện tập trang 28 SGK Ngữ văn 11 siêu ngắn

  • Ngôn ngữ nghệ thuật gợi hình và biểu cảm. Từ ngữ có giá trị biểu đạt tư tưởng và tâm trạng của nhân vật trữ tình: văng vẳng, trơ, cái hồng nhan, xiên ngang, đâm toạc, tí con con...
  • Nghệ thuật sử dụng sóng đôi cặp từ trái nghĩa góp phần biểu lộ trạng thái bế tắc: say - tỉnh, khuyết - tròn, đi - lại.
  • Nghệ thật lặp từ: xuân và phép tăng tiến: san sẻ - tí - con con
  • Phép đảo trật tự cú pháp trong hai câu thơ "xiên ngang.../ đá mấy hòn".
Ngày:16/07/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM