Soạn bài Sống chết mặc bay Ngữ văn 7 tóm tắt

eLib xin gửi đến các em bài soạn dưới đây nhằm giúp các nắm được những nội dung chính của văn bản "Sống chết mặc bay". Hy vọng rằng bài soạn này sẽ hữu ích với các em. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Soạn bài Sống chết mặc bay Ngữ văn 7 tóm tắt

1. Soạn câu 1 trang 81 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt

Truyện ngắn Sống chết mặc bay có thể chia làm 3 đoạn:

- Phần 1 (từ đầu ... khúc đê này hỏng mất): Khung cảnh nhân dân vô cùng căng thẳng chống lại nguy cơ đê vỡ.

- Phần 2 (tiếp... điếu mày): Bọn quan lại vô trách nhiệm đánh tổ tôm bỏ mặc dân chúng trước cơn lũ.

- Phần 3 (còn lại) Đê vỡ nhân dân sa vào cảnh lầm than.

2. Soạn câu 2 trang 81 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt

a. Hai hoàn cảnh, hai không gian đối lập nhau. Một bên ra sức vật vã chống lại đê vỡ. Một bên thì bọn quan lại không quan tâm gì cả, chỉ lo ăn chơi.

b. Làm rõ sự tương phản:

- Thời gian đã một giờ khuya nhưng nhân dân vẫn ra sức ngăn chặn đê vỡ, tình hình nguy cấp vô vùng. Đó là một ảnh tượng nguy kịch, người đã mệt lử nhưng trời vẫn mưa như trút. Sức đê yếu hơn sức nước.

- Quan phủ nha lại ung dung bài bạc: Trong đình cao ráo, vững chãi, không khí tĩnh mịch, trang nghiêm, đường bệ, nguy nga, đương vui cuộc tổ tôm.

c. Qua hai mặt tương phản, hình ảnh tên quan phủ đi hộ đê được khắc họa:

- Không gian quan hộ đê ngồi là ở trên cao, đường bệ, thoải mát, khô ráo, an toàn.

- Dùng đồ ngon vật lạ và sang trọng.

- Tư thế đường bệ, ung dung, nhàn nhã.

d. Dụng ý của tác giả trong việc dựng cảnh tương phản này là so sánh nổi bật sự đối lập, tăng sự khổ cực của nhân dân cũng tăng lên sự vô trách nhiệm của kẻ làm quan. 

3. Soạn câu 3 trang 82 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt

Phép tăng cấp được thể hiện trong nhiều mặt:

- Tác giả Phạm Duy Tốn đã sử dụng thủ pháp nghệ thuật tăng cấp với dụng ý đầu tiên là để nhấn mạnh sự tăng cấp về thói vô trách nhiệm, độc ác của bọn quan lại. Viên quan hộ đê không cùng dân chống đỡ mà ngồi trong đình vững chãi, an toàn. Bao kẻ phải hầu hạ quan. Không phải là vì công việc mà chỉ vì một thú chơi bài. 

- Phép tăng cấp đã được sử dụng để miêu tả tình cảnh nguy ngập của khúc đê. Mưa mỗi lúc một tầm tã. Nước sông càng dâng cao. Dân chúng thì đuối sức, mệt lử cả rồi.

- Sự kết hợp của nghệ thuật tương phản và tăng cấp đã tố cáo và phê phán hành động ham mê bài bạc và vô trách nhiệm của viên quan. Nếu viên quan chỉ ham đánh bạc thì đó là thói xấu trong sinh hoạt của cá nhân y. Nhưng y đánh bạc khi làm công vụ, cụ thể là khi đi hộ đê, liên quan đến tính mạng và tài sản của dân chúng thì đó là sự vô trách nhiệm.

4. Soạn câu 4 trang 82 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt

- Giá trị hiện thực: Phản ánh bộ mặt giai cấp thống trị tham lam, vô trách nhiệm mà tiêu biểu là tên quan phụ mẫu hộ đê.

- Giá trị nhân đạo: Cảm thông với sự vất vả, khốn khổ của người lao động trước cảnh thiên nhiên.

- Giá trị nghệ thuật: Để khắc họa thành công sự độc ác, lòng lang dạ thú và thói vô trách nhiệm của những tên quan lại tác giả đã sử dụng đa dạng các thủ pháp nghệ thuật. Tác giả sử dụng thành công biện pháp tương phản, tăng cấp nhằm trực tiếp phê phán bản chất xấu xa của bọn quan lại thú tính.

5. Soạn câu 1 luyện tập trang 83 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt

Liệt kê những hình thức ngôn ngữ trong văn bản:

6. Soạn câu 2 luyện tập trang 83 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt

- Tác giả chú ý đến việc khắc họa hình ảnh tên quan lại cùng với ngôn ngữ mà hắn sử dụng trong văn bản nhằm nhấn mạnh rằng tên quan lại đó có một nhân cách xấu xa, bỉ ổi. Đó là một tên quan vô trách nhiệm, tham lam và tàn bạo. Từ đây cũng cần phải rút ra một nhận định rằng: trong tác phẩm tự sự ngôn ngữ có vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành nên tính cách của nhân vật.

Ngày:30/12/2020 Chia sẻ bởi:Hoang Oanh Nguyen

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM