Soạn bài Quá trình tạo lập văn bản đầy đủ
Để tạo lập văn bản, người tạo lập văn bản cần phải lần lượt thực hiện đầy đủ các buớc cơ bản. Để hiểu hơn các bước và quá trình tạo lập như thế nào mời các em cùng tham khảo bài soạn chi tiết và đầy đủ nhất của eLib. Chúc các bạn học tốt.
Mục lục nội dung
1. Soạn câu 1 trang 45 SGK Ngữ văn đầy đủ
2. Soạn câu 2 trang 45 SGK Ngữ văn đầy đủ
3. Soạn câu 3 trang 45 SGK Ngữ văn đầy đủ
4. Soạn câu 4 trang 45 SGK Ngữ văn đầy đủ
5. Soạn câu 5 trang 45 SGK Ngữ văn đầy đủ
6. Soạn câu 1 luyện tập trang 46 SGK đầy đủ
7. Soạn câu 2 luyện tập trang 46 SGK đầy đủ
1. Soạn câu 1 trang 45 SGK Ngữ văn đầy đủ
Khi nào thì người ta có nhu cầu tạo lập (làm ra, viết, nói) văn bản? Lấy việc viết thư cho một người nào đó làm ví dụ, hãy cho biết điều gì thôi thúc người ta phải viết thư.
Gợi ý trả lời:
Khi con người muốn thông tin một vấn đề gì đó (tri thức, tình cảm) thì người ta mới tạo lập văn bản. Chẳng hạn, khi muốn cho ông bà biết về tình hình học tập, công việc làm ăn của gia đình hoặc hỏi thăm sức khỏe thì em mới viết thư cho ông bà.
2. Soạn câu 2 trang 45 SGK Ngữ văn đầy đủ
Để tạo lập một văn bản, ví dụ như viết thư, trước tiên phải xác định rõ bốn vấn đề: Viết cho ai? Viết để làm gì? Viết về cái gì? Viết như thế nào? Bỏ qua vấn đề nào trong bốn vấn đề đó cũng không thể tạo ra được văn bản.
Gợi ý trả lời:
Bỏ qua vấn đề nào trong bốn vấn đề đó cũng không thể tạo ra được văn bản.
3. Soạn câu 3 trang 45 SGK Ngữ văn đầy đủ
Sau khi đã xác định được bốn vấn đề đó, cần phải làm những việc gì để viết được văn bản?
Gợi ý trả lời:
Sau khi đã xác định được bốn vấn đề đó, cần phải tìm ý và sắp xếp ý dể có một bố cục rành mạch, hợp lí, thể hiện đúng định hướng trên.
4. Soạn câu 4 trang 45 SGK Ngữ văn đầy đủ
Chỉ có ý và dàn bài mà chưa viết thành văn thì đã tạo được một văn bản chưa? Hãy cho biết việc viết thành văn ấy cần đạt được những yêu cầu gì trong các yêu cầu dưới đây:
-
Đúng chính tả;
-
Đúng ngữ pháp;
-
Dùng từ chính xác;
-
Sát với bố cục;
-
Có tính liên kết;
-
Có mạch lạc;
-
Kể chuyện hấp dẫn;
-
Lời văn trong sáng;
Gợi ý trả lời:
Việc viết thành văn ấy cần đạt các yêu cầu:
-
Đúng chính tả;
-
Đúng ngữ pháp;
-
Dùng từ chính xác;
-
Sát với bố cục;
-
Có tính liên kết;
-
Có mạch lạc;
-
Lời văn trong sáng.
5. Soạn câu 5 trang 45 SGK Ngữ văn đầy đủ
Trong sản xuất, bao giờ cũng có bước (khâu, công đoạn) kiểm tra sản phẩm.Có thể coi văn bản cũng là một loại sản phẩm cần được kiểm tra sau khi hoàn thành không? Nếu có thì sự kiểm tra ấy cần dựa theo những tiêu chuẩn cụ thể nào?
Gợi ý trả lời:
Trong sản xuất, bao giờ cũng có bước kiểm tra sản phẩm. Có thể văn bản cũng là một loại sản phẩm. Và do đó, sau khi hoàn thành văn bản, cần được kiểm tra lại xem có đúng hướng không, bố cục có hay không và cách diễn đạt có gì sai sót không.
6. Soạn câu 1 luyện tập trang 46 SGK Ngữ văn đầy đủ
Em đã từng tạo lập văn bản trong các tiết Tập làm văn.Hãy trả lời các câu hỏi sau:
a. Khi tạo nên các văn bản ấy, điều mà em muốn nói có thật sự cần thiết không?
b. Em thấy mình đã thực sự quan tâm đến việc viết cho ai chưa (kể chuyện cho ai nghe, miêu tả cho ai thấy, trình bày nguyện vọng với ai)? Việc quan tâm (hay thiếu quan tâm) ấy có ảnh hưởng tới nội dung và hình thức bài viết như thế nào (xưng hô, dùng từ, …)?
c. Em có lập dàn bài khi làm văn không? Từ kinh nghiệm của bản thân, em thấy việc xây dựng bố cục đã ảnh hưởng như thế nào đến kết quả bài làm?
d. Sau khi hoàn thành bài văn, em có thường kiểm tra lại hay không? Việc kiểm tra, sửa chữa bài viết có tác dụng như thế nào?
Gợi ý trả lời:
Qua những văn bản em tạo lập trong các tiết Tập làm văn.
- Khi tạo lập các văn bản ấy, điều em muốn nói thật sự cần thiết
- Khi kể chuyện, miêu tả, bày tỏ nguyện vọng em xưng hô “em”, sử dụng ngôn ngữ linh hoạt tùy thuộc vào yêu cầu đề bài đưa ra
- Em thường lập dàn ý khi làm văn. Theo em, khi xác lập bố cục bài văn sẽ có trình tự hợp lý, rõ ràng giữa các phần
- Sau khi làm văn em thường dành ra 10 phút đọc và kiểm tra lại, điều này giúp em hạn chế lỗi sai, thiếu ý trong quá trình làm
7. Soạn câu 2 luyện tập trang 46 SGK Ngữ văn đầy đủ
Có một bạn khi báo cáo kinh nghiệm học tập trong Hội nghị học tốt của trường đã làm như sau:
a. Bạn chỉ toàn kể lại việc mình đã học thế nào và đã đạt được thành tích gì trong học tập.
b. Bạn luôn hướng về phía các thầy cô giáo, luôn nói: “Thưa các thầy cô” để mở đầu mỗi đoạn và lúc nào cũng xưng em (hoặc xưng con).
Theo em, như thế có phù hợp không, nên điều chỉnh như thế nào?
Gợi ý trả lời:
Báo cáo kinh nghiệm bạn đó đã làm không phù hợp. Cần điều chỉnh theo:
- Có thể xen với việc kể công việc học tập, cần rút kinh nghiệm để bạn khác tham khảo
- Hướng đối tượng tiếp nhận của bạn vào các bạn học sinh khác chứ không phải hướng tới thầy cô giáo
8. Soạn câu 3 luyện tập trang 46 SGK Ngữ văn đầy đủ
Trong một buổi thảo luận tổ, nhiều bạn đã đồng ý rằng: Muốn tạo lập một văn bản thì phải soạn bố cục dưới dạng một dàn bài.Nhưng các bạn còn chưa rõ:
a. Dàn bài ấy có bắt buộc phải viết thành những câu trọn vẹn, đúng ngữ pháp không?Những câu đó có nhất thiết phải liên kết chặt chẽ với nhau không?
b. Một dàn bài thường chứa đựng nhiều mục lớn nhỏ khác nhau.Vậy phải làm thế nào để có thể:
-
Phân biệt được mục lớn và mục nhỏ?
-
Biết được các mục ấy đã đầy đủ chưa và đã được sắp xếp rành mạch, hợp lí chưa?
Em sẽ trả lời như thế nào cho những thắc mắc trên đây?
Gợi ý trả lời:
Muốn tạo lập một văn bản thì phải soạn văn bản dưới dạng một dàn bài:
- Dàn bài chưa phải một văn bản hoàn chỉnh, cần viết ý, không nhất thiết những câu trọn vẹn đúng ngữ pháp luôn liên kết chặt chẽ với nhau
- Muốn phân biệt được các mục lớn nhỏ cần phải đánh dấu bằng kí hiệu như I, II, III… hoặc a, b, c… có thể sử dụng gạch đầu dòng ( -) và ( +)
→ Hệ thống các kí hiệu này giúp việc kiểm soát các mục đó đầy đủ, được sắp xếp mạch lạc, logic, hợp lý
9. Soạn câu 4 luyện tập trang 46 SGK Ngữ văn đầy đủ
Em hãy thay mặt En-ri-cô viết một bức thư cho bố nói lên nỗi ân hận vì đã trót nói lời thiếu lễ độ với mẹ kính yêu.Để viết bức thư đó, em phải thực hiện những việc gì?
Gợi ý trả lời:
hay mặt En-ri-cô viết bài cần phải thực hiện:
- Định hướng văn bản:
-
Viết gửi cho bố
-
Nội dung: nói về sự ân hận của mình
-
Mục đích: mong bố tha lỗi
- Tìm ý, sắp xếp:
-
Cảm xúc khi đọc thư bố
-
Tình cảm đối với mẹ
-
Sự ân hận của bản thân về lỗi lầm của mình
-
Hứa sửa chữa lỗi lầm
Tham khảo thêm
- doc Soạn bài Cổng trường mở ra đầy đủ
- doc Soạn bài Mẹ tôi Ngữ văn 7 đầy đủ
- doc Soạn bài Từ ghép Ngữ văn 7 đầy đủ
- doc Soạn bài Liên kết trong văn bản đầy đủ
- doc Soạn bài Cuộc chia tay của những con búp bê đầy đủ
- doc Soạn bài Bố cục trong văn bản đầy đủ
- doc Soạn bài Mạch lạc trong văn bản đầy đủ
- doc Soạn bài Ca dao, dân ca Những câu hát về tình cảm gia đình đầy đủ
- doc Soạn bài Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người đầy đủ
- jpg Soạn bài Từ láy Ngữ văn 7 đầy đủ
- doc Soạn bài Những câu hát than thân Ngữ văn 7 đầy đủ
- doc Soạn bài Những câu hát châm biếm Ngữ văn 7 đầy đủ
- doc Soạn bài Đại từ Ngữ văn 7 đầy đủ
- doc Soạn bài Luyện tập tạo lập văn bản Ngữ văn 7 đầy đủ
- doc Soạn bài Sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà) Ngữ văn 7 đầy đủ
- doc Soạn bài Phò giá về kinh (Tụng giá hoàn kinh sư) Ngữ văn 7 đầy đủ
- doc Soạn bài Từ Hán Việt Ngữ văn 7 đầy đủ
- doc Soạn bài Tìm hiểu chung về văn biểu cảm Ngữ văn 7 đầy đủ
- doc Soạn bài Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra (Thiên Trường vãn vọng) Ngữ văn 7 đầy đủ
- doc Soạn bài Bài ca Côn Sơn (Côn Sơn ca - trích) Ngữ văn 7 đầy đủ
- doc Soạn bài Từ Hán Việt (tiếp theo) Ngữ văn 7 đầy đủ
- doc Soạn bài Đặc điểm của văn biểu cảm Ngữ văn 7 đầy đủ
- doc Soạn bài Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm Ngữ văn 7 đầy đủ
- doc Soạn bài Sau phút chia ly (Trích Chinh phụ ngâm khúc) Ngữ văn 7 đầy đủ
- doc Soạn bài Bánh trôi nước Ngữ văn 7 đầy đủ
- doc Soạn bài Quan hệ từ Ngữ văn 7 đầy đủ
- doc Soạn bài Luyện tập cách làm văn bản biểu cảm Ngữ văn 7 đầy đủ
- doc Soạn bài Qua đèo ngang Ngữ văn 7 đầy đủ
- doc Soạn bài Bạn đến chơi nhà Ngữ văn 7 đầy đủ
- doc Soạn bài Chữa lỗi về quan hệ từ Ngữ văn 7 đầy đủ
- doc Soạn bài Xa ngắm thác núi Lư Ngữ văn 7 đầy đủ
- doc Soạn bài Từ đồng nghĩa Ngữ văn 7 đầy đủ
- doc Soạn bài Cách lập ý của bài văn biểu cảm Ngữ văn 7 đầy đủ
- doc Soạn bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh Ngữ văn 7 đầy đủ
- doc Soạn bài Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê Ngữ văn 7 đầy đủ
- doc Soạn bài Từ trái nghĩa Ngữ văn 7 đầy đủ
- doc Soạn bài Luyện nói: Văn biểu cảm về sự vật, con người Ngữ văn 7 đầy đủ
- doc Soạn bài Bài ca nhà tranh bị gió thu phá Ngữ văn 7 đầy đủ
- doc Soạn bài Từ đồng âm Ngữ văn 7 đầy đủ
- doc Soạn bài Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm Ngữ văn 7 đầy đủ
- doc Soạn bài Cảnh khuya - Rằm tháng giêng Ngữ văn 7 đầy đủ
- doc Soạn bài Thành ngữ Ngữ văn 7 đầy đủ
- doc Soạn bài Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học Ngữ văn 7 đầy đủ
- doc Soạn bài Tiếng gà trưa Ngữ văn 7 đầy đủ
- doc Soạn bài Điệp ngữ Ngữ văn 7 đầy đủ
- doc Soạn bài Luyện nói: Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học Ngữ văn 7 đầy đủ
- doc Soạn bài Làm thơ lục bát Ngữ văn 7 đầy đủ
- doc Soạn bài Một thứ quà của lúa non: Cốm Ngữ văn 7 đầy đủ
- doc Soạn bài Chơi chữ Ngữ văn 7 đầy đủ
- doc Soạn bài Chuẩn mực sử dụng từ Ngữ văn 7 đầy đủ
- doc Soạn bài Ôn tập văn bản biểu cảm Ngữ văn 7 đầy đủ
- doc Soạn bài Sài Gòn tôi yêu Ngữ văn 7 đầy đủ
- doc Soạn bài Mùa xuân của tôi Ngữ văn 7 đầy đủ
- doc Soạn bài Luyện tập sử dụng từ Ngữ văn 7 đầy đủ
- doc Soạn bài Ôn tập tác phẩm trữ tình Ngữ văn 7 đầy đủ
- doc Soạn bài Ôn tập phần tiếng Việt Ngữ văn 7 đầy đủ
- doc Soạn bài Ôn tập tác phẩm trữ tình (tiếp theo) Ngữ văn 7 đầy đủ
- doc Soạn bài Ôn tập phần tiếng Việt (tiếp theo) Ngữ văn 7 đầy đủ
- doc Soạn bài Chương trình địa phương (phần tiếng Việt) Ngữ văn 7 đầy đủ