Soạn bài Ôn tập truyện và kí Ngữ văn 6 siêu ngắn

Bài soạn "Ôn tập truyện và kí" dưới đây nhằm giúp các em rèn luyện và nâng cao kĩ năng phân tích được một tác phẩm truyện và kí. Hy vọng rằng bài soạn này sẽ giúp các em học tốt hơn. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Soạn bài Ôn tập truyện và kí Ngữ văn 6 siêu ngắn

1. Soạn câu 1 trang 117 SGK Ngữ văn 6 siêu ngắn

Nội dung chính của các văn bản đã học:

(1) "Dế Mèn phiêu lưu kí": Bài học về tính kiêu căng, xốc nổi cho chàng Dế Mèn.

(2) "Sông nước Cà Mau": Vẻ đẹp vùng sông nước Cà Mau, nổi bật chợ Năm Căn.

(3) "Vượt thác": Vẻ đẹp, sức mạnh con người giữa thiên nhiên hùng vĩ.

(4) "Buổi học cuối cùng": Buổi học tiếng Pháp cuối cùng vì chiến tranh. Ca ngợi tình yêu nước.

(5) "Cô Tô": Vẻ đẹp độc đáo của đảo Cô Tô và sinh hoạt người dân.

(6) "Cây tre Việt Nam": Hình tượng cây tre giàu sức sống, nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm, thân thiết.

(7) "Lòng yêu nước": Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.

(8) "Lao xao": Miêu tả sinh động, chi tiết các loài chim vùng quê đậm sắc màu dân gian.

(9) "Bức tranh của em gái tôi": Tình cảm anh em trong sáng và ngợi ca tâm hồn nhân hậu người em.

2. Soạn câu 2 trang 118 SGK Ngữ văn 6 siêu ngắn

Những yếu tố có trong các tác phẩm là:

(1) "Dế Mèn phiêu lưu kí": cốt truyện, nhân vật, nhân vật kể chuyện.

(2) "Sông nước Cà Mau": cốt truyện, nhân vật, nhân vật kể chuyện.

(3) "Vượt thác": cốt truyện, nhân vật, nhân vật kể chuyện.

(4) "Buổi học cuối cùng": cốt truyện, nhân vật, nhân vật kể chuyện.

(5) "Cô Tô": nhân vật kể chuyện.

(6) "Cây tre Việt Nam": nhân vật, nhân vật kể chuyện.

(7) "Lòng yêu nước": nhân vật kể chuyện.

(8) "Lao xao": nhân vật kể chuyện.

(9) "Bức tranh của em gái tôi": cốt truyện, nhân vật, nhân vật kể chuyện.

3. Soạn câu 3 trang 118 SGK Ngữ văn 6 siêu ngắn

- Nhìn chung những tác phẩm đã học đều nói về vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước và hình ảnh con người hùng vĩ trên cái nền thiên nhiên ấy. Bên cạnh đó những tác phẩm truyện kí nước ngoài cho em thêm hiểu tình yêu nước tha thiết của những người chân chính trên thế giới.

4. Soạn câu 4 trang 118 SGK Ngữ văn 6 siêu ngắn

Chọn phân tích nhân vật Phrăng trong văn bản "Buổi học cuối cùng" của tác giả An-phông-xơ Đô-đê:

Tác giả An-phông-xơ Đô-đê với tác phẩm “Buổi học cuối cùng” mang đến cho người đọc những suy nghĩ hồn nhiên và tâm sự còn ngây thơ nhưng vô cùng xúc động của một chú bé vùng An-dát. Diễn biến trong buổi học cuối cùng đã để lại những dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc.

Không khí trường học thay đổi đến kì lạ, với tâm hồn của một chú bé nhạy cảm Phăng dễ dàng nhận ra những dấu hiệu ấy: nếu thông thường buổi học là những “tiếng ồn ào như chợ vỡ vang ra tận ngoài phố”, “tiếng ngăn bàn đóng mở”,… thì hôm nay tất cả chỉ là sự vắng lặng đến phát sợ, ai nấy đều đã ngồi vào chỗ. Và điều đặc biệt hơn, thầy Ha-men đối xử ân cần với Phăng thay vì giận dữ khi cậu bé đi học muộn: “Phăng, vào chỗ nhanh lên con, lớp học sắp bắt đầu mà không có con”. Thầy Ha-men ăn vận thật đẹp đẽ, sang trọng, thầy mặc bộ quần áo chỉ dành cho những dịp quan trọng: chiếc áo rơ-đanh-gốt, màu xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn và đội cái mũ tròn bằng lụa đen thêu, cùng với đó là sự xuất hiện của những người lớn tuổi.

Không khí của lớp học trở nên trang trọng, khác thường. Khi buổi học bắt đầu, thầy Ha-men bằng giọng dịu dàng đã thông báo đây là buổi học Pháp văn cuối cùng, và niềm mong mỏi lớn nhất của thầy đó là: “Thầy mong các con hết sức chú ý”. Từng lời nói của thầy như nghèn nghẹn lại nơi cổ họng, bởi từ nay về sau công dân nước Pháp sẽ không còn được học tiếng mẹ đẻ của mình nữa. Nghe những điều thầy thông báo Phăng choáng váng và hiểu ngay ra vì sao lại có không khí trang trọng của buổi học ngày hôm nay. Trước nỗi xúc động tột cùng, cậu bé đã không kìm được cảm xúc mà bật lên tiếng nguyền rủa: A! Quân khốn nạn… lời nói ấy không còn là của một chú bé ngây thơ, mà đó là lời của một con người yêu nước. Sau giây phút ấy chú bé đã vô cùng hối hận vì đã trốn học, lãng phí thời gian, chú quên cả những lời thầy mắng mỏ khi không thuộc bài. Những lời thầy Ha-men nói như chạm vào tâm can mỗi người: thói thờ ơ không học tiếng Pháp của học trò, phụ huynh và thầy tự phê bình chính bản thân mình đã lơ là việc dạy trong những năm tháng qua. Những lời bộc bạch của thầy cho thấy thầy Ha-men là người có tình yêu sâu sắc với nghề nghiệp, có ý thức công dân và tinh thần yêu nước nồng nàn. Cảm xúc chân thành của thầy đã tác động đến mọi người xung quanh trong đó có cả Phăng.

Tác phẩm “Buổi học cuối cùng” của An-phông-xơ Đô-đê được viết ở ngôi thứ nhất, nó như là một tự truyện của cậu bé Phrăng, những suy nghĩ và cảm nhận của cậu bé đã tạo nên tính chân thật và giàu cảm xúc cho truyện. Bằng ngôn ngữ giản dị, cách diễn đạt lôi cuốn, truyện đã đặt ra vấn đề có ý nghĩa muôn đời đó chính là lòng yêu nước gắn liền với tình yêu tiếng mẹ đẻ.

(Sưu tầm)

Ngày:07/01/2021 Chia sẻ bởi:Ngoan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM