Soạn bài Ôn tập phần văn học Ngữ văn 11 đầy đủ

Nội dung bài học dưới đây nhằm giúp các em nắm vững và hệ thống hóa những tri thức cơ bản về văn học Việt Nam hiện đại và văn học nước ngoài đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 11 học kì 1 trên hai phương diện lịch sử và thể loại. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Soạn bài Ôn tập phần văn học Ngữ văn 11 đầy đủ

1. Soạn câu 1 trang 204 SGK Ngữ văn 11 đầy đủ

Nhận xét và phân tích về văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945 cụ thể như sau:

- Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945 có sự phân hóa phức tạp thành nhiều bộ phận: văn học công khai và không công khai:

+ Văn học công khai tồn tại dưới sự kiểm soát của chính quyền thực dân, và phân hóa thành hai khuynh hướng chính: lãng mạn và hiện thực.

+ Văn học lãng mạn: tiếng nói giàu xúc cảm của các nhân vật, phát huy cao độ trí tưởng tượng, diễn tả khát vọng ước mơ:

  • Xem con người là trung tâm, khẳng định cái “tôi”, đề cao thế tục.
  • Đề tài xoay quanh tình yêu, thiên nhiên, quá khứ thể hiện khát vọng vượt lên cuộc sống chật chội, tù túng.
  • Phản ánh cảm xúc mạnh, tương phản gay gắt, biến thái tinh vi trong tâm hồn người.

+ Văn học hiện thực:

  • Phơi bày bất công xã hội, phản ánh tình trạng khốn khổ của người dân.
  • Những sáng tác của dòng văn học có tính chân thực cao, thấm đượm tinh thần nhân đạo.

- Văn học từ thế kỉ XX cách mạng tháng Tám với nhịp độ hết sức nhanh chóng, sự phát triển thể hiện rõ trong thơ trong phong trào Thơ Mới:

+ Nguyên nhân: do nhu cầu cấp bách của thời đại:

  • Các vấn đề được đặt ra về đất nước, cuộc sống, con người và nghệ thuật, trước đó thời kì mới giải quyết.
  • Sức sống của nền văn học được thúc đẩy bởi tình yêu nước, cách mạng suốt nửa thế kỉ.
  • Chính “cái tôi” cá nhân này là một trong những động lực tạo nên sự phát triển với nhịp độ hết sức nhanh chóng.

    + Văn học cũng trở thành một thứ hàng hóa, trở thành nghề kiếm sống.

2. Soạn câu 2 trang 204 SGK Ngữ văn 11 đầy đủ

Nhận xét và phân tích về tiểu thuyết trung đại và tiểu thuyết hiện đại như sau:

- So sánh tiểu thuyết trung đại và tiểu thuyết hiện đại:

+ Tiểu thuyết trung đại Việt Nam thường vay mượn đề tài, cốt truyện của văn học Trung Quốc; tập trung vào việc xây dựng cốt truyện li kì, hấp dẫn; kết cấu theo kiểu chương hồi và theo công thức; kết thúc có hậu; truyện được trần thuật theo trình tự thời gian; nhân vật thường phân tuyết rạch ròi; câu văn theo lối biền ngẫu...

+ Tiểu thuyết hiện đại không theo những lối mòn cũ. Tiểu thuyết hiện đại lấy tính cách nhân vật làm trung tâm, chú trọng tính cách hơn là cốt truyện, đi sâu và thế giới nội tâm nhân vật. Tiểu thuyết trần thuật theo thời gian tự nhiên mà rất linh hoạt; kết thúc thường không có hậu; bỏ những ước lệ, dùng bút pháp tả thực; lời văn tự nhiên, gần với cuộc sống hàng ngày.

- Trước năm 1930, tiểu thuyết viết bằng chữ quốc ngữ chưa nhiều. Hồ Biểu Chánh là người đầu tiên khẳng định được chỗ đứng của mình trên lĩnh vực tiểu thuyết, ông để lại hàng chục tác phẩm khắc họa cuộc sống của con người nơi vùng đất Nam Bộ. Tuy nhiên, tác phẩm của Hồ Biểu Chánh còn mô phỏng cốt truyện từ bên ngoài và chịu ảnh hưởng của văn chương trung đại, chưa thoát khỏi kết cấu chương hồi, cách kết thúc có hậu, nhân vật có tính chất minh họa cho những quan điểm đạo đức... Các đặc điểm này thể hiện rõ trong tiểu thuyết Cha con nghĩa nặng của ông.

3. Soạn câu 3 trang 204 SGK Ngữ văn 11 đầy đủ

Phân tích tình huống truyện trong một số tác phẩm cụ thể như sau:

- "Vi hành" của Nguyễn Ái Quốc, nó tình huống nhầm lẫn của đôi trai gái Pháp trong chuyến tàu điện ngầm: người An Nam (nhân vật tôi) và cho đó là Khải Định.

-> Tình huống nhầm lẫn tưởng như vô lí, nhưng lại có lí, người Tây rất khó phân biệt được bộ mặt khác nhau của da vàng, nhờ sự nhầm lẫn Khải Định được miêu tả khách quan.

- "Tinh thần thể dục" của Nguyễn Công Hoan tạo ra tình huống trào phúng: Mâu thuẫn giữa chính quyền với người dân nghèo, giữa sự khuếch trương của bọn quan lại thực dân phong kiến ước mong xin nhà của người dân nghèo. Mỗi tình cảnh riêng lại có nét hài hước riêng.

- "Chữ người tử tù" của Nguyễn Tuân đã xây dựng được một tình huống truyện độc đáo. Hai nhân vật Huấn Cao - cầm đầu cuộc nổi loạn nhưng có tài, nhân cách thanh cao gặp quản ngục có tâm hồn nghệ sĩ, cuộc gặp gỡ nhau trong hoàn cảnh éo le để rồi họ thành tri âm, tri kỉ của nhau.

-> Tạo dựng tình thế gặp nhau giữa chốn ngục tù, tối tăm nhơ bẩn, tạo nên cuộc kì ngộ đáng nhớ.

4. Soạn câu 4 trang 204 SGK Ngữ văn 11 đầy đủ

Đặc sắc về nghệ thuật của một số tác phẩm tiêu biểu trong chương trình học:

- Đặc sắc nghệ thuật trong truyện ngắn "Hai đứa trẻ" của Thạch Lam:

+ Cốt truyện đơn giản, nổi bật ở những dòng tâm trạng trôi chảy, cảm xúc mong manh, mơ hồ trong tâm hồn nhân vật.

+ Miêu tả tinh tế sự chuyển biến của cảnh vật và tâm trạng con người.

+ Bút pháp tương phản đối lập: vừa đậm đà yếu tố hiện thực vừa phảng phất chất lãng mạn.

+ Lối kể chuyện thủ thỉ, tâm tình, thấm đợm chất thơ trữ tình sâu sắc.

- Đặc sắc nghệ thuật trong truyện ngắn "Chữ người tử tù" của Nguyễn Tuân:

+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật: nhân vật được xây dựng bằng bút pháp lí tưởng hóa cảm cảm hứng lãng mạn.

+ Cảnh trong tác phẩm được xây dựng bằng nghệ thuật tương phản, làm nổi bật sự đối lập gay gắt giữa cái đẹp và cái xấu, cái ác và cái thiện, tính cách và hoàn cảnh.

+ Trong truyện đoạn miêu tả cảnh vật và không khí thiêng liêng, cổ kính của cảnh cho chữ. Đoạn văn thể hiện tài năng sắc sảo của Nguyễn Tuân trong việc sử dụng ngôn ngữ một cách điêu luyện, giàu tính tạo hình, kết hợp với bút pháp đối lập trong tạo dựng cảnh.

- Đặc sắc nghệ thuật trong truyện ngắn "Chí Phèo" của Nam Cao: Ngôn ngữ trong tác phẩm rất sống động, vừa điêu luyện, nghệ thuật, vừa rất gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày. Giọng điệu của nhà văn phong phú và biến hóa, có sự đan xen lẫn nhau. Cách trần thuật cũng rất linh hoạt. Nhà văn có khả năng nhập vào các vai, chuyển từ vai này sang vai khác một cách tự nhiên, linh hoạt, gây hấp dẫn cho người đọc. Lúc thì trần thuật theo điểm nhìn của tác giả, lúc thì trần thuật theo điểm nhìn của nhân vật Chí Phèo, khi lại trần thuật theo điểm nhìn của thị Nở, bá Kiến... Qua đó tạo nên giọng điệu đan xen độc đáo.

5. Soạn câu 5 trang 204 SGK Ngữ văn 11 đầy đủ

Nhận xét và phân tích về nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng trong đoạn trích như sau:

- Từ một tình huống trào phúng cơ bản – Hạnh phúc của một tang gia được tác giả triển khai mâu thuẫn theo nhiều tình huống khác nhau, tạo nên một màn hài kịch lớn, phong phú và biến hóa khôn lường gây nhiều thú vị cho người đọc. Một trong những thủ pháp quen thuộc được tác giả sử dụng là phát hiện những chi tiết đối lập gay gắt nhưng cùng tồn tại trong một sự vật, một con người để từ đó làm bật lên tiếng cười châm biếm.

- Ngoài ra, tác giả còn sử dụng nhiều thủ pháp cường điệu: nói ngược, nói mỉa mai… sử dụng đan xen linh hoạt trong đoạn trích và đều mang lại hiệu quả nhất định. Chẳng hạn, cái chết của cụ tổ khiến mọi người trong cái đại gia đình bất hiếu không ai giống ai. Đặc biệt, đám rước đưa ma được tổ chức nhố nhăng, lố bịch và nó trở thành cơ hội tốt để mọi người gặp gỡ, giao lưu, phô trương thanh thế và cười cợt, nói xấu, nói mỉa nhau...

- Tác giả còn có con mắt tinh đời để nhìn thấy và miêu tả đúng cái nét riêng của từng nhân vật xuất hiện trong đoạn trích. Ngòi bút miêu tả của Vũ Trọng Phụng linh hoạt, biến hóa, giàu yếu tố hài hước gây cười và sắc sảo tinh tế đến từng chi tiết nhỏ. Vũ Trọng Phụng xứng đáng là một bậc thầy - một nhà văn hiện thực xuất sắc trong việc sử dụng nghệ thuật trào phúng.

6. Soạn câu 6 trang 204 SGK Ngữ văn 11 đầy đủ

Phân tích quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Huy Tưởng được thể hiện ở những mâu thuẫn trong đoạn trích "Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài" của Nguyễn Huy Tưởng như sau:

- Mâu thuẫn của vở kịch: nhân dân lầm than với hôn quân bạo chúa và bọn phe cánh, đã được giải quyết triệu để (Lê Tương Dực bị giết, Nguyễn Vũ tự sát, cung nữ bị bắt bớ).

- Mâu thuẫn giữa quan điểm nghệ thuật cao siêu với lợi ích thiết thực, với thực trạng đói khổ của nhân dân, mâu thuẫn này chưa được giải quyết triệt để:

+ Vũ Như Tô tới khi chết vẫn không nhận ra lỗi lầm của mình.

+ Vũ Như Tô có tội hay có công, Vũ Như Tô đúng hay những người giết Vũ Như Tô đúng.

+ Tác giả thể hiện sự băn khoăn qua lời đề từ, bởi tác giả cùng một bệnh với Đan Thiềm.

7. Soạn câu 7 trang 204 SGK Ngữ văn 11 đầy đủ

Nhận xét quan điểm nghệ thuật của Nam Cao để hiểu hơn về các sáng tác của nhà văn:

- Trong Đời thừa Nam Cao phát biểu: “Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, biết khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có”.

- Ý kiến nêu trên khẳng định yêu cầu hết sức quan trọng đối với tác phẩm văn chương và các tác phẩm nghệ thuật. Người nghệ sĩ ở đây phải sáng tạo, tìm tòi và phát hiện ra những cái mới.

- Đây là ý kiến hoàn toàn đúng, phản ánh bản chất của nghệ thuật, đã được nhiều người thừa nhận và khẳng định theo những cách diễn đạt khác nhau. Ở đây, Nam Cao đã diễn đạt điều đó một cách ngắn gọn, hàm xúc và giàu hình ảnh.  Tập trung vào các sáng tác của Nam Cao có thể thấy rất rõ vấn đề này.

- Ví dụ: Trong các sáng tác của Nam Cao trước cách mạng tháng Tám ở đề tài người nông dân. Đây là đề tài không phải mới mẻ đối với các nhà văn hiện thực, bởi trước Nam Cao đã có Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan... Nhưng Nam Cao không đi lại lối mòn của các nhà văn trước đó, mà ông đi sâu vào việc khá phá quá trình con người bị tha hóa, bị đè nén trở thành những tên lưu manh hóa. Từ đó ông đặt ra các vấn đề có ý nghĩa xã hội và nhân sinh.

8. Soạn câu 8 trang 204 SGK Ngữ văn 11 đầy đủ

Tình yêu của Rô-mê-ô và Giu-li-ét diễn ra trong bối cảnh giữa hai dòng họ đang thù địch nhau, qua đó thể hiện khát khao hạnh phúc của Rô-mê-ô và Giu-li-ét:

- Rô-mê-ô:

+ Từ nay, tôi sẽ không bao giờ còn là Rô-mê-ô nữa.

+ Tôi thù ghét cái tên tôi.

+ Chẳng phải Rô-mê-ô cũng chẳng phải Môn-ta-ghiu.

- Giu-li-ét:

+ Chàng hãy khước từ cha chàng và từ chối dòng họ của chàng đi.

+ Chỉ có tên họ của chàng là thù địch của em thôi.

+ Nơi tử địa, họ mà bắt gặp anh.

+ Em chẳng đời nào muốn họ bắt gặp anh nơi đây.

- Sự thù hận của hai dòng họ ngăn cách tình cảm của hai người.

- Nỗi ám ảnh thù hận xuất hiện ở nàng Giu-li-ét nhiều hơn, nàng lo lắng cho mình và còn cả người yêu.

- Rô-mê-ô quyết liệt hơn, chàng sẵn sàng từ bỏ dòng họ chọn tình yêu, chàng sợ mất Giu-li-ét.

=> Cả hai đều hiểu và nói tới thù hận để cùng vượt lên rào cản, xây dựng tình yêu.

Ngày:15/10/2020 Chia sẻ bởi:Phuong

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM