Soạn bài Ôn tập phần Tập làm văn Ngữ văn 9 đầy đủ

Tập làm văn là những kiến thức không còn xa lạ với các em, càng quá quen thuộc khi đã nhiều lần học những kiến thức liên quan đến phần này cũng như là làm những bài kiểm tra về phần này. Nhưng ở mỗi lớp lại có những kiến thức tập làm văn khác nhau nên cần phải ôn tập lại đối với lượng kiến thức rộng như thế để chuẩn bị cho bài Hướng dẫn Soạn bài Ôn tập phần Tập làm văn đầy đủ hay nhất lớp 9. Mời các em tham khảo bài soạn dưới đây nhé. Chúc các em học tập tốt.

Soạn bài Ôn tập phần Tập làm văn Ngữ văn 9 đầy đủ

1. Soạn câu 1 trang 206 SGK Ngữ văn 9 đầy đủ

Phần Tập làm văn trong chương trình Ngữ văn 9, tập một có những nội dung lớn là:

  • Văn bản thuyết minh kết hợp với miêu tả, lập luận và một số biện pháp nghệ thuật.

  • Văn bản tự sự kết hợp tự sự với miêu tả (miêu tả bên ngoài và miêu tả bên trong), lập luận và đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong tự sự; người kể và ngôi kể trong văn bản tự sự.

  • Nội dung trọng tâm: thuyết minh kết hợp với các biện pháp nghệ thuật

2. Soạn câu 2 trang 206 SGK Ngữ văn 9 đầy đủ

Vị trí, vai trò, tác dụng của giải thích và miêu tả trong văn bản thuyết minh:

  • Giải thích: làm sáng tỏ những thuật ngữ, các khái niệm chuyên môn hoặc nhưng nội dung trừu tượng.

  • Miêu tả: tái hiện lại chân dung đối tượng để cụ thể hóa đối tượng.

3. Soạn câu 3 trang 206 SGK Ngữ văn 9 đầy đủ

So sánh văn bản thuyết minh có yếu tố tự sự, miêu tả và văn bản tự sự, miêu tả:

- Giống nhau:

  • Cùng làm cho người đọc hiểu rõ về đối tượng phản ánh.

- Khác nhau:

  • Thuyết minh: phản ánh chính xác, khách quan, trung thành với đối tượng được thuyết minh, yếu tố tự sự hay miêu tả chỉ là phụ.
  • Tự sự, miêu tả: dựa vào đặc điểm, tính chất khách quan của đối tượng, phát huy trí tưởng tượng, hư cấu.

4. Soạn câu 4 trang 206 SGK Ngữ văn 9 đầy đủ

- Nội dung của văn bản tự sự trong sách ngữ văn 9:

  • Kết hợp giữa tự sự với biểu cảm và miêu tả nội tâm, giữa tự sự với lập luận.

  • Đối thoại và độc thoại nội tâm trong văn tự sự, người kể chuyện và vai trò của người kể chuyện trong văn tự sự.

- Vai trò vị trí tác dụng của các yếu tố miêu tả nội tâm, lập luận trong văn tự sự:

  • Miêu tả nội tâm: miêu tả những suy nghĩ, tình cảm, diễn biến tâm trạng của nhân vật, miêu tả những gì không quan sát được một cách trực tiếp góp phần làm nổi bật hơn về nhân vật.
  • Lập luận trong văn bản tự sự: ở đó người nói nêu ra những lí lẽ và dẫn chứng nhằm thuyết phục người nghe một vấn đề nào đó, làm cho câu chuyện thật hơn sinh động hơn.

- Ví dụ về đoạn văn tự sự có miêu tả nội tâm:

"Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc. Tôi hỏi cho có chuyện:

  • Thế nó cho bắt à?

Mặt lão đột nhiên co dúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc..."

(Lão Hạc- Nam Cao)

5. Soạn câu 5 trang 206 SGK Ngữ văn 9 đầy đủ

  • Đối thoại: Là hình thức đối đáp trò chuyện giữa hai hoặc nhiều người.

  • Độc thoại là lời nói của một người nào đó không nhằm vào ai hoặc nói với chính mình (Phía trước lời thoại có gạch đầu dòng).

  • Độc thoại nội tâm là độc thoại không cất thành lời (Không có gạch đầu dòng).

-  Ví dụ:

"Luôn mấy hôm, tôi thấy lão Hạc chỉ ăn khoai. Rồi thì khoai cũng hết. Bắt đầu từ đấy, lão chế tạo được món gì, ăn món ấy. Hôm thì lão ăn củ chuối, hôm thì lão ăn sung luộc, hôm thì ăn rau má, với thỉnh thoảng một vài củ ráy, hay bữa trai, bữa ốc. Tôi nói chuyện lão với vợ tôi. Thị gạt phắt đi:

  • Cho lão chết! Ai bảo lão có tiền mà chịu khổ! Lão làm lão khổ chứ ai làm lão khổ! Nhà mình sung sướng gì mà giúp lão? Chính con mình cũng đói...

Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương: không bao giờ ta thương... Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau ích kỷ che lấp mất. Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận."

(Lão Hạc- Nam Cao)

6. Soạn câu 6 trang 206 SGK Ngữ văn 9 đầy đủ

Đoạn văn tự sự kể ở ngôi thứ nhất:

"Tôi đã bỏ cái khăn tang bằng vải màn ở trên đầu đi rồi. Không phải đoạn tang thầy tôi mà vì tôi mới mua được cái mũ trắng và quấn băng đen. Gần đến ngày giỗ đầu thầy tôi, mẹ tôi ở Thanh Hóa vẫn chưa về. Trong đó nghe đâu mẹ tôi đi bán bóng đèn và những phiên chợ chính còn bán cả vàng hương nữa. Tôi nói "nghe đâu" vì tôi thấy người ta bắn tin rằng mẹ và em tôi xoay ra sống bằng cách đó."

(Trong lòng mẹ - Trích “Những ngày thơ ấu” – Nguyên Hồng)

=> Câu chuyện trở nên chân thực, sinh động hơn.

Đoạn văn tự sự kể ở ngôi thứ ba:

"Ông Hai cúi gặm mặt xuống mà đi! Ông thoáng nghĩ đến mụ chủ nhà. Về đến nhà, ông Hai nằm vật gia gường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác len lét đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm chơi sụi với nhau.  Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ tràn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làm Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta hắt hủi rẻ rung đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu? … Ông lão nắm chặt hai tay lại mà rít lên

Chúng mày ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này."

(Làng- Kim Lân)

=> Câu chuyện trở nên khách quan.

Ngày:23/10/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM