Soạn bài Người trong bao Ngữ văn 11 siêu ngắn

Nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em nắm được nội dung và nghệ thuật của đoạn trích. eLib đã biên soạn nội dung bài này một cách chi ngắn gọn và dễ hiểu nhất. Mời các em cùng tham khảo nhé, chúc các em học tập tốt!

Soạn bài Người trong bao Ngữ văn 11 siêu ngắn

1. Soạn câu 1 trang 70 SGK Ngữ văn 11 siêu ngắn

- Chân dung Bê-li-cốp được vẽ bằng những nét kì quái, dị thường:

+ Bộ mặt: giấu trong cổ áo bành tô bẻ cao, mắt đeo kính râm, tai nhét bông

+ Trang phục: luôn đi giày cao su, mặc áo bành tô ấm cốt bông, mang theo ô

+ Đồ dùng : Cái ô, đồng hồ quả quít, chiếc dao nhỏ để gọt bút chì ... đều được để trong bao

⇒ Mọi thứ đều được giấu trong “bao”

- Tính cách kì dị:

+ nhút nhát, ghê sợ hiện tại nhưng tôn sùng, ca ngợi quá khứ ( say mê tiếng Hy Lạp cổ)

+ Thích sống theo những thông tư, chỉ thị một cách máy móc, giáo điều, rập khuôn như một cổ máy vô hồn: trong cuộc sống và sinh hoạt

- Lối sống cũng kì dị: cô độc, luôn lo lắng và sợ hãi với tất cả mọi thứ: Câu cữa miệng là Nhỡ lại xảy ra chuyện gì! ⇒ khắc hoạ tính cách hèn nhát, quái đản của y.

⇒ Lối sống làm cho các giáo viên đều sợ hắn, cả thành phố đâm ra sợ tất cả

2. Soạn câu 2 trang 70 SGK Ngữ văn 11 siêu ngắn

Nguyên nhân cái chết:

- Trực tiếp:

   + Nỗi sợ bị chế giễu

   + Sốc trước thái độ, hành động của Va-ren-ca

- Sâu xa: khát vọng mãnh liệt được chui vào bao và chiếc quan tài là cái bao tốt nhất, bền vững nhất (thể hiện qua hình ảnh Bê-li-cốp khi nằm trong quan tài)

Thái độ của mọi người:

- Lúc đầu: cảm thấy thoát khỏi gánh năṇ g, thấy nhe ̣ nhàng, thoải mái.

- Chưa đầy môṭ tuần sau: cuôc̣ sống laị trở laị năṇ g nề, ngôṭ ngaṭ như cũ.

⇒ Mặc dù Bê-li-côp chết, nhưng những kiểu người như hắn thì vẫn còn tồn tại và có sự ảnh hưởng dai dẳng, nặng nề đối với nước Nga lúc bấy giờ.

3. Soạn câu 3 trang 70 SGK Ngữ văn 11 siêu ngắn

- Hình tượng “Cái bao” (12 lần): là biểu tượng giàu ý nghĩa, là sáng tạo nghệ thuật độc đáo của tác giả:

+ Nghĩa đen: dùng để bao, gói đựng đồ vật, hàng hoá.

+ Nghĩa bóng: Chỉ lối sống và tính cách của Bê-li-cốp. Đó là kiểu người trong bao, lối sống thu mình trong bao- hệ quả của cuộc sống trói buộc, kìm hãm của nhân dân Nga, tri thức Nga cuối thế kỷ XIX.

⇒ Khái quát chủ đề tư tưởng của truyện

4. Soạn câu 4 trang 70 SGK Ngữ văn 11 siêu ngắn

Đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm:

- Chọn ngôi kể: Nhân vật trong truyện đồng thời là nhân vật người kể chuyện (Bu-rơ-kin ) ở ngôi thứ nhất (xưng “tôi” ) và tác giả (ngôi thứ ba giấu mình ).

- Cốt truyện:Kiểu truyện lồng truyện:

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật: tính cách kì quái mà vẫn chân thật qua nghệ thuật miêu tả tâm lý, ngoại hình, chân dung, thói quen sinh hoạt của nhân vật.

- Xây dựng biểu tượng: Cái bao, người trong bao.

- Giọng kể: bề ngoài kể chậm rãi vừa buồn, trầm tĩnh vừa giễu cợt, châm biếm, mỉa mai nhưng ẩn đằng sau là sự trăn trở, chua xót

5. Soạn câu 5 trang 70 SGK Ngữ văn 11 siêu ngắn

Ý nghĩa thời sự của truyện "Người trong bao":

+ Một bộ phận thanh niên sống thu mình, hèn nhát, chỉ biết đến mình, ngại giúp đỡ, chia sẻ với người xung quanh.

+ Nhiều con người vô cảm, lạnh lùng, làm việc như một cái máy, không quan tâm đến suy nghĩ của người xung quanh.

+ Nhiều bạn trẻ sống lạc hậu, bảo thủ, không hòa nhập với cộng đồng…

6. Soạn câu 1 luyện tập trang 70 SGK Ngữ văn 11 siêu ngắn

Lý do không có nhan đề nào có thể thay thế cho nhan đề "Người trong bao" là vì:

Vì đó là hình tượng trung tâm, xuyên suốt toàn bài, sáng tạo độc đáo của tác giả gây ấn tượng sâu sắc với độc giả.

7. Soạn câu 2 luyện tập trang 70 SGK Ngữ văn 11 siêu ngắn

Một số thành ngữ, tục ngữ Việt Nam có nội dung gần với lối sống và kiểu người trong bao:

 + Nhát như thỏ đế

+ Rùa rụt cổ

+ Nói thì tỏ vẻ hung hăng – Đến bữa tối trời không dám ra sân

+ Ham sống sợ chết

Ngày:28/12/2020 Chia sẻ bởi:ngan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM