Soạn bài Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự Ngữ văn 9 siêu ngắn

Nội dung bài soạn Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự Ngữ văn 9 tập 1 nhằm giúp các em có khả năng tư duy, sáng tạo, vận dụng kết hợp yếu tố miêu tả để viết một bài văn tự sự. eLib giới thiệu đến các em bài soạn này bám sát theo nội dung câu hỏi SGK. Chúc các em học tập tốt!

Soạn bài Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự Ngữ văn 9 siêu ngắn

1. Tìm hiểu yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự

1.1. Soạn câu 1 trang 117 SGK Ngữ văn 9 siêu ngắn

a. - Những câu thơ Tả cảnh:

4 câu đầu “Trước lầu... ... dặm kia"

- Những câu thơ tả tâm trạng: Bẽ bàng:

"Tưởng người dưới nguyệt..."

"Xót người tựa cửa...."

- Những câu thơ vừa tả cảnh vừa tả tình: 8 câu thơ cuối.

b. - Những câu thơ tả cảnh: không thuần túy cảnh, mà còn gợi ra tâm trạng của nhân vật.

- Để miêu tả nội tâm.

- Vừa tả trực tiếp vừa tả gián tiếp.

c. Khắc họa rõ nét số phận, tâm lí, tính cách nhân vật.

1.2. Soạn câu 2 trang 117 SGK Ngữ văn 9 siêu ngắn

- Miêu tả nội tâm n/v lão Hạc: đau khổ, dằn vặt vì bán con chó vàng.

- Miêu tả nội tâm gián tiếp

2. Luyện tập

2.1. Soạn câu 1 trang 117 SGK Ngữ văn 9 siêu ngắn

Mụ mối đã đưa một người viễn khách tên là Mã Giám Sinh vào để vấn danh. Tuổi đã ngoài 40, quê ở huyện Lâm Thanh, ăn mặc rất chải chuốt. Vừa bước vào lầu trang, ngay lập tức ông ta ngồi tót lên ghế một cách sỗ sàng. Kiều được bà mối đưa ra giới thiệu với Mã Giám Sinh. Mã Giám Sinh xem “hàng” và bắt đầu cò kè ngã giá. Kiều bước ra với tâm trạng tủi hổ, xót xa và đau đớn. Thương xót cho thân phận mình như vậy, nàng càng tê tái trong lòng khi nghĩ về cảnh gia đình điêu đứng. Mã Giám Sinh ép nàng phải thể hiện đủ thứ từ đánh đàn, làm thơ và bắt đầu ngã giá. Cò kè từng đồng với người con gái vẹn sắc toàn tài. Đau đớn và xót xa thay thân phận rẻ mạt người phụ nữ trong xã hội đồng tiền.

2.2. Soạn câu 2 trang 117 SGK Ngữ văn 9 siêu ngắn

Tôi may mắn gặp được Từ Hải, chàng đã cứu tôi. Thúc Sinh là người đầu tiên tôi báo ân, chàng là người có lòng hào hiệp. Còn Hoạn Thư là vợ Thúc Sinh tôi không thể nào tha thứ, những đau đớn và tủi nhục mà người đàn bà độc ác ấy gây ra khi xưa lại hiện về. Tôi nói với Hoạn Thư rằng: ngày xưa bà ăn ở ác độc như thế, thì nay phải gánh chịu tất cả. Nghe tôi nói xong cô ta rụng rời phách lạc hồn xiêu. Trước những lời lẽ khôn ngoan, chặt chẽ của cô ta, tôi nghĩ rằng: "Tôi tha tội cho mụ ta cũng là điều làm phúc", cho nên truyền quân lệnh tha bổng cho Hoạn Thư..

2.3. Soạn câu 3 trang 117 SGK Ngữ văn 9 siêu ngắn

Tôi và cô bạn bàn trên vốn đã không ưa nhau, lại còn hay cãi nhau chỉ vì vài việc vụn vặt. Một lần, cô bạn đó mách với cô chủ nhiệm lớp tôi vì tôi trốn tiết Anh. Tôi tức lắm vì tính con nhóc đó thật thích mách lẻo. Tôi đã bảo nó ở lại cuối giờ và mắng nó một trận. Nhưng nó không xin lỗi mà còn bày ra vẻ mặt thách thức, tôi tức quá và quyết định phải làm gì đó để trả thù bõ tức. Hôm sau, nó đến lớp, khoe hộp bút mới được mua. Tôi nảy ngay ý định giấu hộp bút đó để trêu tức nó. Tiết thể dục, tôi vội giấu hôp bút của nó. Hết tiết, nó lên lớp không thấy đâu, nó tìm và khóc um lên. Nhìn nó khóc, tôi thấy mừng thầm, cục tức hôm qua tan biến hẳn. nhưng nhìn nó khóc đến đáng thương, tôi lại chột dạ. Tôi thầm nghĩ liệu mình có làm gì sai? Tôi dằn vặt hết cả buổi vì thấy nó ủ rũ buồn bã. Về nhà tôi cứ suy nghĩ về việc trên lớp. Tôi bống thấy mình thật quá đáng, tôi thấy ân hận và tự trách bản thân. Tôi quyết định hôm sau trả lại cho cô bạn và xin lỗi. Hôm sau tôi trả cô bạn chiếc hộp bút cùng cây kẹo mút để chuộc lỗi. Cô bạn cũng xin lỗi tôi vì lần trước mách cô, chúng tôi làm hoà.

Ngày:30/09/2020 Chia sẻ bởi:Nhi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM