Soạn bài Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận Ngữ văn 7 tóm tắt

eLib xin gửi đến các em bài soạn "Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận" nhằm giúp các em có thể vận dụng những phương pháp này vào bài văn của mình. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Soạn bài Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận Ngữ văn 7 tóm tắt

1. Lập luận trong đời sống

1.1. Soạn câu 1 trang 32 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt

Luận cứ và kết luận trong những ngữ liệu đã cho:

1.2. Soạn câu 2 trang 33 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt

Điền vào chỗ trống để hoàn thành luận cứ:

a. Em rất yêu trường em vì có nhiều bạn bè và thầy cô tốt.

b. Nói dối rất có hại bởi vì mọi người sẽ không tin mình nữa.

c. Mệt quá, nghỉ một lát nghe nhạc thôi.

d. Nhỏ tuổi còn nhiều khờ dại nên trẻ em cần biết nghe lời cha mẹ.

e. Em đã đến nhiều vùng đất nước nên em rất thích đi tham quan.

1.3. Soạn câu 3 trang 33 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt

Viết tiếp kết luận:

a. Ngồi mãi ở nhà chán lắm, em rất thích được đi tham quan.

b. Ngày mai đã thi rồi mà bài vở còn nhiều quá, phải tập trung học thôi.

c. Nhiều bạn nói năng thật khó nghe, phải học ăn học nói lại mới được.

d. Các bạn đã lớn rồi, làm anh làm chị chúng nó mình phải gương mẫu.

e. Cậu này ham bóng đá thật, chắc sẽ là cầu thủ giỏi.

2. Lập luận trong văn nghị luận

2.1. Soạn câu 1 trang 33 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt

- Qua so sánh ta thấy luận điểm trong văn nghị luận là những kết luận có tính khái quát, có ý nghĩa phổ biến đối với xã hội, khác với những kết luận của lập luận trong đời sống là những luận điểm gắn với những tình huống giao tiếp nhất định.

2.2. Soạn câu 2 trang 34 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt

Lập luận cho luận điểm: “Sách là người bạn lớn của con người”:

- Sách nuôi dưỡng tâm hồn, trí tuệ cho con người.

- Sách mang đến chân trời mới về thế giới, về con người.

- Sách giúp ta tích lũy kinh nghiệm.

2.3. Soạn câu 3 trang 34 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt

Nhận xét chung:

- Chúng ta nhận thấy cả hai truyện "Thầy bói xem voi" và "Ếch ngồi đáy giếng" đều mang đến bài học quý giá cho con người. Hiểu biết sâu rộng mới nhận định đúng đắn, sâu sắc về sự vật, hiện tượng.

- Truyện "Thầy bói xem voi":

+ Những sự vật, hiện tượng cần nhìn đa diện, không nên nhìn một cách phiến diện.

+ Chỉ nhận định về một mặt phiến diện, hẳn sẽ có sự thiếu sót, sai lạc.

- Truyện "Ếch ngồi đáy giếng":

+ Thói tự phụ, kiêu căng sẽ làm hại chính bản thân mình.

+ Cần rèn tính khiêm tốn, học hỏi để có hiểu biết.

Ngày:21/12/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết Trịnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM