Soạn bài Luyện tập kể chuyện tưởng tượng Ngữ văn 6 siêu ngắn

Nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em có kĩ năng lập dàn bài đề văn kể chuyện tưởng tượng. Từ đó, các em có thể rèn luyện, nâng cao kĩ năng viết một bài văn nghị luận văn học có bố cụ đầy đủ, luận điểm rõ ràng. Chúc các em học thật tốt nhé!

Soạn bài Luyện tập kể chuyện tưởng tượng Ngữ văn 6 siêu ngắn

1. Soạn câu 1 trang 139 SGK Ngữ văn 6 siêu ngắn

Lập dàn bài cho đề bài kể chuyện tưởng tượng như sau: “Kể chuyện mười năm sau em trở lại thăm ngôi trường hiện nay em đang học”.

- Mở bài: Dịp để em trở về trường sau mười năm xa trường. 

- Thân bài:

+ Hình ảnh đầu tiên của trường.

+ Sự khác biệt của trường ra sao?

+ Thầy cô như thế nào?

+ Những hồi ức kéo về.

+ Cảm xúc của em: vô cùng xúc động.

- Kết bài: Trở về thực tại, em cũng rưng rưng khi nghĩ một ngày sẽ phải xa trường, xa lớp đến với cánh cổng khác.

2. Soạn câu 2 trang 140 SGK Ngữ văn 6 siêu ngắn

Có thể tiến hành lập dàn bài cho các đề bài kể chuyện tưởng tượng như sau:

a. Mượn lời của một đồ vật hay con vật gần gũi để kể chuyện tình cảm giữa em và đồ vật hay con vật đó.

- Mở bài: Hóa thân vào con vật.

- Thân bài:

+ Thời gian mới đầu khi được trở thành con vật.

+ Tình cảm, ấn tượng ban đầu với chủ.

+ Kể về các hoạt động thường ngày.

+ Kể về kỉ niệm đáng nhớ nhất giữa em và con vật đó.

- Kết bài: Nêu tình cảm của em dành cho con vật.

b. Thay đổi ngôi kể để bộc lộ tâm tình của một nhân vật truyện cổ tích mà em yêu thích (trong bài lựa chọn nhân vật Thạch Sanh).

- Mở bài: Không gian bộc lộ tâm tình.

- Thân bài:

+ Ta là Thạch Sanh bản tính lương thiện.

+ Tin vào công lí xã hội, cái thiện sẽ chiến thắng cái ác.

+ Nỗi buồn, thất vọng khi bị lừa dối, hãm hại.

- Kết bài: Tâm tư, tình cảm của nhân vật mà mình hóa thân.

c. Tưởng tượng một đoạn kết mới cho một truyện cổ tích nào đó (Sọ Dừa).

- Mở bài: Nối tiếp câu chuyện Sọ Dừa, khi vợ Sọ Dừa trở về nhà.

- Thân bài:

+ Họ nghĩ cô em đã chết.

+ Cô em xuất hiện, khiến hai cô chị sợ hãi.

+ Hai cô chị bỏ đi biệt tăm.

+ Quay về và ăn năn, hối cãi nên không ai giận họ nữa.

+ Dù được tha thứ nhưng vẫn cảm thấy có lỗi.

- Kết bài: Một câu chuyện có hậu.

Ngày:07/10/2020 Chia sẻ bởi:Nguyễn Minh Duy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM