Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh Ngữ văn 11 đầy đủ

Nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em củng cố tri thức và kĩ năng cơ bản về các thao tác lập luận phân tích và so sánh. Từ đó, các em sẽ biết cách vận dụng kết hợp phân tích và so sánh trong bài văn nghị luận của mình. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh Ngữ văn 11 đầy đủ

1. Soạn câu 1 trang 120 SGK Ngữ văn 11 đầy đủ

Phân tích đoạn trích đã sử dụng các thao tác lập luận phân tích và so sánh:

- Thao tác lập luận được sử dụng trong đoạn trích là: lập luận và so sánh.

- Phân tích mục đích, tác dụng và cách kết hợp các thao tác lập luận trong đoạn trích:           

+ Luận điểm chính: Chớ có tự kiêu tự đại.

+ Hai lí do để không nên tự kiêu tự đại là “tự kiêu tự đại là khờ dại” và “tự kiêu tự đại là thoái bộ”.

- Thao tác so sánh:

+ “mình hay” >< “nhiều người hay hơn mình”.

+ “sông to, bể rộng”>< “cái chén nhỏ, cái đĩa cạn”.

+ “độ lượng của nó rộng và sâu” >< “độ lượng của nó hẹp và nhỏ”.

=> So so sánh tương phản.

+ “người tự kiêu tự mãn… cái chén, cái đĩa cạn”.

=> So sánh tương đồng.

- Thao tác lập luận chính được sử dụng là phân tích, thao tác so sánh giúp đoạn văn trở nên sinh động, hấp dẫn.

- Mục đích, tác dụng của việc sử dụng hai thao tác:

+ Làm cho vẫn đề được đưa ra bàn luận trở nên sinh động, cụ thể, dễ hiểu, dễ đi vào lòng người hơn.

+ Để từ đó sống khiêm tốn hơn, biết tôn trọng người khác hơn, chịu khó học hỏi nhiều hơn.

=> Việc kết hợp vận dụng thao tác lập luận phân tích và so sánh là một việc làm tất yếu, rất ít trường hợp chỉ sử dụng một thao tác lập luận trong một bài văn. Đồng thời chúng ta cũng phải biết linh hoạt trong việc sử dụng các thao tác lập luận.

2. Soạn câu 2 trang 120 SGK Ngữ văn 11 đầy đủ

Vận dụng kết hợp thao tác lập luận phân tích và so sánh viết đoạn văn bàn về vẻ đẹp của một bài thơ bất kì:

a. Xây dựng một bộ phận trong một bài văn hoàn chỉnh như sau:

- Chủ đề bài văn: Vẻ đẹp của bài thơ Tự tình - Hồ Xuân Hương.

- Luận điểm cần có:

+ Vẻ đẹp về nội dung.

+ Vẻ đẹp về nghệ thuật.

+ Nỗi lòng nhà thơ.

- Đoạn văn dự định viết sẽ làm sáng tỏ vẻ đẹp nghệ thuật của bài thơ.

+ Luận điểm này nằm ở thân bài.

+ Chuyển ý như sau: Tự tình II của Hồ Xuân Hương không phải chỉ mang nội dung sâu sắc khi đề cập tới thân phận và khát khao của người phụ nữ mà còn mang giá trị nghệ thuật đặc sắc.

b. Những luận cứ và thao tác lập luận cần sử dụng là:

- Luận cứ:

+ Ngôn ngữ thơ điêu luyện, bộc lộ được tài năng và phong cách của tác giả.

+ Sử dụng từ ngữ, hình ảnh giàu sức tạo hình, giàu giá trị biểu cảm, đa nghĩa.

+ Thủ pháp nghệ thuật đảo ngữ: câu hỏi 2, câu 5 và câu 6.

+ Sử dụng động từ mạnh: xiên ngang, đâm toạc.

- Thao tác lập luận chính: Phân tích, góp phần diễn đạt nội dung như sau:

+ So sánh sử dụng để đối chiếu nghệ thuật trong "Tự tình" với những bài thơ khác của Hồ Xuân Hương hay với những bài thơ của các tác giả khác cùng sử dụng bút pháp nghệ thuật đó.

+ Phải kết hợp nhuần nhuyễn và hợp lí hai thao tác lập luận.

c. Cả bài thơ là muôn vàn sắc thái tình cảm của nhà thơ có buồn có hờn có giận có chua chát có lúc phản kháng dữ dội nhưng rồi chán chường vì thất vọng. Tiếng thơ táo bạo chân thành thễ hiện khát vọng mưu cầu hạnh phúc lứa đôi của bao hồng nhan trong xã hội phong kiến bấy giờ, qua đó đã dẫn dắt cho người đọc đi vào thế giới tâm hồn đa dạng của họ và có cơ hội cảm thông với bao nỗi buồn mà họ phải gánh chịu. Ngôn ngữ thơ mang đậm chất dân gian được sử dụng khéo léo giàu sức biểu cảm tinh tế. Tài thơ nôm của Hồ Xuân Hương còn thể hiện qua việc viết thơ đường luật bằng tiếng Việt thật tài tình, quả không hổ danh là Bà chúa thơ nôm.

3. Soạn câu 3 trang 121 SGK Ngữ văn 11 đầy đủ

Các yêu cầu luyện tập kĩ năng vận dụng thao tác lập luận phân tích và so sánh:

a. Vẻ đẹp nội dung của bài thơ “Câu cá mùa thu” - Nguyễn Khuyến:

- Bức tranh thiên nhiên mùa thu làng quê đậm chất trữ tình và đượm buồn.

- Sử dụng thao tác phân tích để phân tích điểm nhìn, không gian, cảnh vật, âm thanh, màu sắc của bức tranh.

- Sử dụng thao tác so sánh, so sánh bức tranh thu của Nguyễn Khuyến với bức tranh thu trong thơ Đường.

- Tấm lòng, tâm sự của nhà thơ vì lo nghĩ cho vận nước, cho thế sự.

b. Phẩm chất hiếu học của người học sinh:

- Giải thích khái niệm “hiếu học” (phân tích).

- Mặt tích cực, điều tốt đẹp mà phẩm chất này mang lại cho người học sinh (phân tích).

- Biểu hiện của học sinh hiếu học (phân tích, kết hợp so sánh với những biểu hiện của sự lười nhác, qua loa trong học tập).

- Nếu không hiếu học, người học sinh sẽ như thế nào? (so sánh kết hợp phân tích).

c. Một số đoạn văn hay kết hợp giữa thao tác phân tích và so sánh:

- “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh: “Hỡi đồng bào cả nước… Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa”.

- Phân tích: Quyền bình đẳng của nhân loại, của mỗi dân tộc.

- So sánh: Tuyên ngôn độc lập của Mĩ và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp; Luận điệu xảo trá và hành động xâm lăng của bọn thực dân.

Ngày:30/09/2020 Chia sẻ bởi:Ngoan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM