Soạn bài Lập luận trong văn nghị luận Ngữ văn 10 đầy đủ

Bài soạn dưới đây nhằm giúp các em nắm được cách lập luận trong văn nghị luận. Nội dung bài này đã được eLib biên soạn một cách đầy đủ và chi tiết nhất. Mời các em tham khảo bài soạn dưới đây nhé. Chúc các em học tập tốt!

Soạn bài Lập luận trong văn nghị luận Ngữ văn 10 đầy đủ

1. Soạn câu 1 trang 109 SGK Ngữ văn 10 đầy đủ

a. Kết luận (mục đích) của lập luận là chỉ ra cho giặc thấy nếu không hiểu thời thế, lại dối trá (kẻ thất phu hèn kém) thì không thể "nói với binh"

b. Lí lẽ, dẫn chứng tác giả đưa ra là:

+ Người dùng binh giỏi ở chỗ biết xét thời thế

+ Được thời có thế thì biến mất làm còn, hóa nhỏ thành lớn

+ Mất thời thế thì mạnh thành yếu, yên thành nguy

⇒ Kết luận: Vương Thông không hiểu thời thế, luôn dối trá nên chỉ là kẻ thất phu hèn kém, tất yếu bại vong

c. Lập luận là đưa ra các lí lẽ, bằng chứng nhằm dẫn dắt người nghe đến kết luận mà người nói muốn đạt tới

2. Soạn câu 2 trang 110 SGK Ngữ văn 10 đầy đủ

Vấn đề: Thực trạng sử dụng tiếng nước ngoài lấn lướt tiếng Việt của người Việt → Cần có thái độ tự trọng trong viêc sử dụng tiếng mẹ đẻ (chữ ta).

- Quan điểm của tác giả:

+ Khi nào thật cần thiết mới dùng tiếng nước ngoài.

+ Thái độ tự trọng và đảm bảo quyền được thông tin của người đọc.

+ Phê phán bệnh sính tiếng nước ngoài của người Việt.

- Các luận điểm:

+ Tiếng nước ngoài (tiếng Anh) đang lấn lướt tiếng Việt trong các bảng hiệu, biển quảng cáo ở nước ta.

+ Một số trường hợp tiếng nước ngoài được đưa vào báo chí một cách ko cần thiết, gây thiệt thòi cho người đọc.

3. Soạn câu 3 trang 110 SGK Ngữ văn 10 đầy đủ

a. 

- Luận điểm 1: “Khắp nơi đều có quảng cáo, nhưng…danh lam thắng cảnh”

Các luận cứ:

+ “Chữ nước ngoài…ở phía trên”

+ “ Đi đâu, nhìn đâu…chữ Triều Tiên”

+ “ Trong khi đó …lạc sang một nước khác.”

- Luận điểm 2: “ Phải chăng…mà ta nên suy ngẫm”

b. 

Các luận cứ:

+ “Tôi không biết chữ…in rất đẹp”

+ “ Nhưng các tờ báo…bài cần đọc”

+ “ Trong khi đó…trang thông tin”

4. Soạn câu 4 trang 110 SGK Ngữ văn 10 đầy đủ

a. Đoạn văn của Nguyễn Trãi lập luận theo phương pháp diễn dịch và quan hệ nhân - quả

- Bài văn của Hữu Thọ lập luận theo phương pháp quy nạp và so sánh đối lập.

b. Các phương pháp lập luận đã học là: phương pháp diễn dịch, phương pháp quy nạp, phương pháp so sánh đối lập,...

- Có thể kể thêm ba phương pháp lập luận thường gặp trong văn bản nghị luận:

- Ngoài ra còn có các phương pháp:

+ Phép loại suy: Dựa vào sự so sánh hai đối tượng, chúng ta có thể tìm ra những thuộc tính giống nhau nào đó, từ đó có thể suy ra chúng có cùng một thuộc tính giống nhau khác.

  • Ví dụ: Gà là gia cầm, có lông vũ, đẻ trứng…

+ Ngan là gia cầm, có lông vũ, đẻ trứng, có thể bay ngắn trên mặt đất…

→ Gà cũng có thể bay ngăn trên mặt đất.

+ Phép phản đề: Là phương pháp xuất phát từ một kết luận có sẵn (sai hoặc đúng) để suy ra một kết luận khác (sai hoặc đúng). Kết luận chung có thể đúng, cũng có thể sai.

  • Ví dụ: Tiền đề 1: Cây nào cũng ra hoa để kết trái. Kết luận: kể cả hoa đào trong ngày tết (sai). Tiền đề 2: Không phải cây nào cũng ra hoa để kết trái. Kết luận: Tất cả các cây đào đều như vậy (sai).

+ Nguỵ biện: Là phương pháp xuất phát từ một thực tế hiển nhiên nào đó để suy ra những kết luận chủ quan nhằm bác bỏ ý kiến của đối phương. Kết luận chung có thể đúng khi chỉ dừng lại ở bề mặt hiện tượng, sai khi xem xét một cách toàn diện và bản chất.

  • Ví dụ: Tiền đề: Một hạt cát chưa phải là sa mạc, nhiều hạt cát chưa phải là sa mạc, vô cùng nhiều hạt cát cũng chưa phải là sa mạc. Kết luận: Trên hành tinh này không hề có sa mạc.

5. Soạn câu 1 luyện tập trang 111 SGK Ngữ văn 10 đầy đủ

a. Luận điểm: Chủ nghĩa nhân đạo trong Văn học trung đại rất phong phú, đa dạng.

b. Luận cứ:

- Lí lẽ: Chủ nghĩa nhân đạo biểu hiện:

+ Lòng thương người.

+ Lên án, tố cáo các thế lực bạo tàn chà đạp lên con người.

+ Khẳng định, đề cao con người về các mặt phẩm chất, tài năng, những khát vọng chân chính,...

+ Đề cao những quan hệ đạo đức...

- Dẫn chứng:

+ Các tác phẩm văn học đời Lí- Trần.

+ Văn học Việt Nam thế kỉ XVIII- giữa thế kỉ XIX.

6. Soạn câu 2 luyện tập trang 111 SGK Ngữ văn 10 đầy đủ

a. Đọc sách đem lại cho ta nhiều bổ ích

- Sách giúp ta nâng cao tầm hiểu biết về tự nhiên, xã hội, hiểu biết về cuộc sống

- Đọc sách giúp ta khám phá chính bản thân mình.

- Đọc sách sẽ chắp cánh cho những ước mơ, khơi nguồn cho những sáng tạo

- Đọc sách giúp cho việc diễn đạt (nói, viết) tốt hơn.

b. Môi trường đang bị ô nhiễm nặng nề

- Đất đai bị xói mòn, sạt lở, bị sa mạc hoá.

- Không khí bị ô nhiễm.

- Nước bị nhiễm bẩn không thể tưới cây, không thể ăn uống, tắm rửa.

- Môi sinh đang bị tàn phá, đang bị hủy diệt.

c. Văn học dân gian là những tác phẩm ngôn ngữ truyền miệng

- Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng.

- Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ.

- Văn học dân gian là những tác phẩm truyền miệng.

7. Soạn câu 3 luyện tập trang 111 SGK Ngữ văn 10 đầy đủ

Môi trường hiện nay đang bị ô nhiễm nặng nề bởi chất thải của các khu công nghiệp, rác thải sinh hoạt, khói bụi các phương tiện giao thông... Với nhịp độ gia tăng dân số và tốc độ phát triển công nghiệp và hoạt động đô thị hoá như hiện nay thì diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, chất lượng đất ngày càng bị suy thoái. Đối với nguồn nước bị ô nhiễm làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nước. Ô nhiễm nước có nguyên nhân từ các loại nước,chất thải công nghiệp được thải ra lưu vực các con sông mà chưa qua xử lí đúng mức; các loại phân bón hoá học và thuốc trừ sâu ngấm vào nguồn nước ngầm và nước ao hồ; nước thải sinh hoạt được thải ra từ các khu dân cư ven sông gây ô nhiễm trầm trọng,ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân,sinh vật trong khu vực. Ô nhiễm môi trường không khí là do khí thải của các nhà máy, khí thải từ phương tiện giao thông làm cho không khí không sạch hoặc gây mùi khó chịu, giảm thị lực khi nhìn xa do bụi. Như vậy, môi trường bị ô nhiễm là đe dọa đến cuộc sống con người. Chúng ta cần đánh lên hồi chuông cảnh báo để thức tỉnh mọi người, cần chung tay bảo vệ môi trường.

Ngày:26/12/2020 Chia sẻ bởi:Xuân Quỳnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM