Soạn bài Lao xao Ngữ văn 6 tóm tắt
eLib xin gửi đến các em nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em hiểu hơn về hình dáng, tính cách của các loài chim ở làng quê. Hy vọng rằng bài soạn này sẽ hữu ích với các em. Mời các em cùng tham khảo nhé!
Mục lục nội dung
1. Soạn câu 1 trang 113 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt
- Tác giả đã miêu tả tỉ mỉ các loài chim bằng những ngôn ngữ quen thuộc và có một trình tự rõ ràng từ loài chim bồ các, chim ri, sáo sậu, sáo đen, tu hú, bìm bịp, diều hâu, quạ đen, quạ khoang, chim cắt, chèo bẻo.
- Các loài chim được sắp xếp theo từng nhóm loài gần nhau:
+ Bồ các, chim ri, sáo sậu, sáo đen, tu hú.
+ Chim ngói, nhạn, bìm bịp.
+ Diều hâu, chèo bẻo, quạ đen, quạ khoang, cắt.
- Cách dẫn dắt lời kể, cách tả, cách xâu chuỗi:
+ Cách tả mỗi con vật đều độc đáo, có đặc trưng cho mỗi hoạt động của loài. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng phép nhân hóa làm cho thế giới loài chim như thế giới con người.
+ Lời kể rất tự nhiên.
+ Cách xâu chuỗi các hình ảnh, chi tiết hợp lí và bất ngờ.
2. Soạn câu 2 trang 113 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt
Nhận xét về nghệ thuật miêu tả các loài chim:
a. Cách miêu tả các loài chim:
- Tiếng kêu của các loài chim được Duy Khán ghi lại một cách cụ thể, chân thực, chẳng hạn như loài chim bồ các kêu váng lên, sáo hót vui, nhạn kêu “chéc chéc”, bìm bịp kêu “bịp bịp”, chèo bẻo kêu “chè cheo chét”.
- Diều hâu có cái mũi khoằm, chèo bẻo thức suốt đêm ngày mùa, quạ đen, quạ khoang lia lia láu láu, chim cắt cánh nhọn...
b. Sự kết hợp xen kẽ kể và tả:
- Tả: chim cắt cánh nhọn như dao bâu chọc tiết lợn...
- Kể: hai con chèo bẻo đang bay, một con cắt vụt lao ra...
c. Hình ảnh các loài chim được Duy Khán miêu tả cụ thể và sinh động nhằm nói lên tình cảm yêu thiên nhiên, quê hương tha thiết của tác giả. Đặc biệt, nhà văn vẫn giữ được nét hồn nhiên của tuổi thơ khi kể và tả về thế giới các loài chim ở làng quê.
3. Soạn câu 3 trang 113 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt
Chất liệu văn hóa dân gian:
- Thành ngữ: dây mơ rễ má, kẻ cắp gặp bà già.
- Đồng dao: Bồ các là bác chim ri. Chim ri là dì sáo sậu...
- Truyện cổ tích: sự tích bìm bịp, sự tích chim chèo bẻo.
-> Việc sử dụng văn hóa dân gian tạo nên bức tranh cụ thể sinh động nhiều màu sắc về thế giới các loài chim đồng quê. Tuy vậy vẫn có điều chưa xác đáng là tạo nên một cách nhìn mang tính định kiến về loài chim “ác”.
4. Soạn câu 4 trang 113 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt
- Bài văn đem đến những hiểu biết thú vị về hai nhóm chim vùng nông thôn nước ta. Qua đó làm ta thấy yêu mến thiên nhiên, làng quê với sức sống bền bỉ muôn loài.
5. Soạn câu luyện tập trang 114 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt
Vệ sĩ của rừng xanh - đại bàng
Nếu như người dân miền biển biết được trước ngày biển động nhờ cánh chim báo bão, thì người dân Trường Sơn lại có thể biết được trời sắp có mưa to gió lớn ở những đôi cánh đại bàng đang sải vội vã trên bầu trời trong xanh không một gợn mây.Thật hùng dũng làm sao những cánh chim đại bàng đạp cơn gió rừng đang ập đến trên trời xanh.
Ở Trường Sơn, mỗi khi trời nổi gió, thật là dữ dội. Những cây đại thụ sống hàng trăm năm cũng bị bật gốc cuốn tung ném xuống vực thẳm. Cây đổ, đá lăn ào ào. Cây càng cao sức cản càng lớn, càng thi nhau đổ gãy. Có cả những tảng núi đất sụt lở.
Giữa lúc đó, giữa lúc gió đang gào thét ấy, cánh chim đại bàng vẫn bay liệng trên nền trời. Có lúc chim cụp cánh lao vút đi như một mũi tên. Có lúc lại vẫy cánh đạp gió tung mình lên cao. Chỉ những lúc ấy mới thấy được khúc ca hùng tráng của đôi cánh chim đại bàng. Mặc mưa sa, mặc gió dậy, đại bàng vẫn xoè cánh bay từ triền núi này sang mỏm núi khác, cho đến khi nào mưa ngừng gió tạnh mới thôi.
Đại bàng ở Trường Sơn có hai loại phổ biến: loại lông đen, mỏ vàng, chân đỏ và loại lông màu xanh cánh trả, chân vàng, mỏ đỏ.
Mỗi con đại bàng, khi vỗ cánh bay lên cao nom như một chiếc tàu lượn. Nó có sải cánh rất vĩ đại, dài tới ba mét. Và cũng phải nhờ sải cánh như vậy, nó mới có thể bốc được khối lượng nặng nề của nó tới gần ba chục cân lên bầu trời cao.
Cánh đại bàng rất khoẻ, nó có một bộ xương cánh tròn dài như ống sáo, và trong như lớp thuỷ tinh. Lông cánh đại bàng ngắn nhất cũng phải tới bốn mươi nhăm phân. Mỏ đại bàng dài tới bốn mươi phân, rất cứng. Và đôi chân thì giống như đôi móc hàng của cần cẩu, những móng của nó với những vuốt nhọn có thể cào sơ gỗ như ta tước lạt giang vậy.
Khi đại bàng kiếm mồi, nó có thể vồ và cặp lên trời cả một con cheo rừng nặng khoảng ba kí lô và bay một mạch vẻ tổ. Tổ đại bàng không làm trên cây như tổ chim mà làm ở các hang đá. Khi con mái ở nhà ấp, thì con đực đi dọc theo ven suối bắt cá. Nó ngồi rình, khi thấy những con cá trắm, hoặc trôi nổi lên là dùng mò chộp, chạy về chia cho vợ. Mặc dù có đôi cánh rất khoẻ, nhưng đại bàng lại ít bay. Nó chạy trên mặt đất nom như một con ngỗng cụ, và luồn dưới các bụi cây rất giỏi.
Xứng đáng với danh hiệu kẻ làm chủ bầu trời trong các loài chim, đại bàng phô màu cánh xanh biếc của mình phản chiếu ráng trời đỏ rực, báo hiệu một cơn gió lớn sắp xảy tới, hoặc mưa nguồn đang đổ về.
Hình ảnh con chim đại bàng trở thành hình tượng của lòng khát khao tự do và tinh thần dũng cảm, đức tính hiền lành của người dân miền núi...
Đại bàng rất hiền lành, nhưng khi bị kẻ thù xâm phạm thì nó cũng chiến đấu rất quyết liệt. Người ta đã chứng kiến cảnh chim đại bàng đánh bại bầy khỉ định kéo nhau đến phá tổ. Vũ khí của nó là cặp mỏ nhọn, sải đầu cánh và móng nhọn. Đại bàng có thể cặp những chú khỉ con bay lên cao rồi thả xuống đất hoặc dùng vuốt nhọn xé chết. Dù sau đó có phải rời tổ bay đi nơi khác, chúng cũng không chịu để cho bầy khỉ vào cướp trứng của mình. Với sức khoẻ tung hoành trên ười cao, đại bàng đáng được gọi là “Vệ sĩ của rừng xanh”.
(Thiên Lương - Trích Chim rừng Tây Nguyên)
Tham khảo thêm
- doc Soạn bài Bài học đường đời đầu tiên Ngữ văn 6 tóm tắt
- doc Soạn bài Phó từ Ngữ văn 6 tóm tắt
- doc Soạn bài Tìm hiểu chung về văn miêu tả Ngữ văn 6 tóm tắt
- doc Soạn bài Sông nước Cà Mau Ngữ văn 6 tóm tắt
- doc Soạn bài So sánh Ngữ văn 6 tóm tắt
- doc Soạn bài Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả Ngữ văn 6 tóm tắt
- doc Soạn bài Bức tranh của em gái tôi Ngữ văn 6 tóm tắt
- doc Soạn bài Luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả Ngữ văn 6 tóm tắt
- doc Soạn bài Vượt thác Ngữ văn 6 tóm tắt
- doc Soạn bài So sánh (tiếp theo) Ngữ văn 6 tóm tắt
- doc Soạn bài Phương pháp tả cảnh Ngữ văn 6 tóm tắt
- doc Soạn bài Buổi học cuối cùng Ngữ văn 6 tóm tắt
- doc Soạn bài Nhân hóa Ngữ văn 6 tóm tắt
- doc Soạn bài Phương pháp tả người Ngữ văn 6 tóm tắt
- doc Soạn bài Đêm nay Bác không ngủ Ngữ văn 6 tóm tắt
- doc Soạn bài Ẩn dụ Ngữ văn 6 tóm tắt
- doc Soạn bài Luyện nói về văn miêu tả Ngữ văn 6 tóm tắt
- doc Soạn bài Lượm Ngữ văn 6 tóm tắt
- doc Soạn bài Mưa Ngữ văn 6 tóm tắt
- doc Soạn bài Hoán dụ Ngữ văn 6 tóm tắt
- doc Soạn bài Tập làm thơ bốn chữ Ngữ văn 6 tóm tắt
- doc Soạn bài Cô Tô Ngữ văn 6 tóm tắt
- doc Soạn bài Các thành phần chính của câu Ngữ văn 6 tóm tắt
- doc Soạn bài Cây tre Việt Nam Ngữ văn 6 tóm tắt
- doc Soạn bài Câu trần thuật đơn Ngữ văn 6 tóm tắt
- doc Soạn bài Hoạt động Ngữ văn: Thi làm thơ năm chữ Ngữ văn 6 tóm tắt
- doc Soạn bài Lòng yêu nước Ngữ văn 6 tóm tắt
- doc Soạn bài Câu trần thuật đơn có từ là Ngữ văn 6 tóm tắt
- doc Soạn bài Ôn tập truyện và kí Ngữ văn 6 tóm tắt
- doc Soạn bài Câu trần thuật đơn không có từ là Ngữ văn 6 tóm tắt
- doc Soạn bài Ôn tập văn miêu tả Ngữ văn 6 tóm tắt
- doc Soạn bài Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử Ngữ văn 6 tóm tắt
- doc Soạn bài Chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ Ngữ văn 6 tóm tắt
- doc Soạn bài Viết đơn Ngữ văn 6 tóm tắt
- doc Soạn bài Bức thư của thủ lĩnh da đỏ Ngữ văn 6 tóm tắt
- doc Soạn bài Chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ (tiếp theo) Ngữ văn 6 tóm tắt
- doc Soạn bài Luyện tập cách viết đơn và sửa lỗi Ngữ văn 6 tóm tắt
- doc Soạn bài Động Phong Nha Ngữ văn 6 tóm tắt
- doc Soạn bài Ôn tập về dấu câu (dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than) Ngữ văn 6 tóm tắt
- doc Soạn bài Tổng kết phần văn Ngữ văn 6 tóm tắt
- doc Soạn bài Ôn tập về dấu câu (dấu phẩy) Ngữ văn 6 tóm tắt