Soạn bài Khái quát văn học Việt Nam từ CMT8 năm 1945 đến hết thế kỉ XX Ngữ Văn 12 siêu ngắn

Tài liệu soạn văn siêu ngắn: Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX mang đến cho các em nguồn tham khảo phong phú để chuẩn bị bài thật tốt trước khi đến lớp. Với hình thức bài soạn siêu ngắn, các em có thể tiết kiệm được nhiều thời gian soạn bài hơn, song vẫn đảm bảo đầy đủ các kiến thức trọng tâm cần nắm. Chúc các em học tốt!

Soạn bài Khái quát văn học Việt Nam từ CMT8 năm 1945 đến hết thế kỉ XX Ngữ Văn 12 siêu ngắn

1. Soạn câu 1 trang 18 SGK Ngữ Văn 12 siêu ngắn

- Hoàn cảnh lịch sử- xã hội:

  • Cuộc CMT8 đi đến thắng lợi.
  • Nhiều sự kiến, biến cố xảy ra trên đất nước.
  • Kinh tế nghèo nàn.

- Văn hoá:

  • Không có nhiều thuận lợi để phát triển. 

2. Soạn câu 2 trang 18 SGK Ngữ Văn 12 siêu ngắn           

Văn học Việt Nam giai đoạn từ 1945 đến 1975 phát triển qua ba thời kì.

a. Thời kì 1945- 1954

- Thời kì 1945- 1946

  • Chủ đề bao trùm: Ca ngợi Tổ quốc và quần chúng cách mạng.
  • Thành tựu: Dân khí miền Trung (Hoài Thanh),  Huế tháng Tám, Vui bất tuyệt (Tố Hữu)

- Thời kì 1946- 1954

+ Chủ đề bao trùm: văn học phản ánh cuộc kháng chiến chống Pháp, sự gắn bó giữa đời sống nhân dân với cách mạng, thể hiện niềm tự hào dân tộc.

+ Thành tựu:

  • Truyện ngắn: Đôi mắt, Ở rừng (Nam Cao),  Làng (Kim Lân), Đất nước đứng lên (Nguyên Ngọc),…
  • Thơ: Cảnh khuya, Việt Bắc, Rằm tháng giêng,..(Hồ Chí Minh), Bên kia sông Đuống (Hoàng Cầm),…
  • Kịch: Bắc Sơn, Những người ở lại (Nguyễn Huy Tưởng), Chị Hòa (Học Phi),....
  • Lí luận, phê bình: Chủ nghĩa Mác và vấn đề văn hóa Việt Nam (Trường Chinh, 1948), Nhận đường, mấy vấn đề nghệ thuật (Nguyễn Đình Thi),…

b. Thời kì 1955- 1964

- Chủ đề bao trùm: ca ngợi hình ảnh đất nước và con người lao động Việt Nam, tình cảm sâu nặng với miền Nam trong nỗi đau chia cắt.

- Thành tựu văn học:

  • Văn xuôi: Đi bước nữa (Nguyễn Thế Phương ), Mùa lạc (Nguyễn Khải), Sống mãi với thủ đô (Nguyễn Huy Tưởng), Cao điểm cuối cùng (Hữu Mai),…
  • Thơ: Gió lộng (Tố Hữu), Ánh sáng và phù sa (Chế Lan Viên), Riêng chung (Xuân Diệu),....
  • Kịch nói: Một Đảng viên (Học Phi), Ngọn lửa (Nguyễn Vũ), Chị Nhàn và Nổi gió (Đào Hồng Cẩm).

c. Thời kì 1955- 1964

- Chủ đề bao trùm: Ngợi ca tinh thần yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
- Thành tựu văn học:

  • Văn xuôi: Người mẹ cầm súng (Nguyễn Thi), Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành), Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng), Hòn đất (Anh Đức), Vùng trời (Hữu Mai),…...
  • Thơ:  Ra trận, Máu và hoa (Tố Hữu), Hoa ngày thường, Chim báo bão (Chế Lan Viên),….
  • Kịch nói: Quê hương Việt Nam, Thời tiết ngày mai (Xuân Trình),  Đại đội trưởng của tôi (Đào Hồng Cẩm),…

3. Soạn câu 3 trang 18 SGK Ngữ Văn 12 siêu ngắn

Văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975 có ba đặc điểm lớn:

  • Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hoá, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước
  • Nền văn học hướng về đại chúng
  • Nền văn học mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn

4. Soạn câu 4 trang 18 SGK Ngữ Văn 12 siêu ngắn

  • Chiến thắng năm 1975 mở ra thời kì mới cho dân tộc.
  • Tuy nhiên, từ 1975 đến 1985 đất nước gặp không ít những thách thức mới.
  • Từ năm 1986: Đảng thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá.

⇒ Nền văn học phải đổi mới để phù hợp với quy luật phát triển khách quan của văn học

5. Soạn câu 5 trang 18 SGK Ngữ Văn 12 siêu ngắn

  • Thơ: Di cảo thơ (Chế Lan Viên), Tự hát (Xuân Quỳnh), Người đàn bà ngồi đan (Ý Nhi), ......
  • Văn xuôi: Chiến thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu), Tướng về hưu (Nguyễn Huy Thiệp), Mảnh đất lắm người nhiều ma (Nguyễn Khắc Tường), Bến không chồng (Dương Hướng),.…
  • Kịch: Hồn Trương Ba da hàng thịt, Tôi và chúng ta (Lưu Quang Vũ),...
  • Lí luận: xuất hiện một số cây bút trẻ có triển vọng.

6. Soạn câu luyện tập trang 19 SGK Ngữ Văn 12 siêu ngắn

a. Mở bài

  • Giới thiệu khái quát về nhà thơ Nguyễn Đình Thi và nêu vấn đề, trích dẫn ý kiến

b. Thân bài

- Giải thích ý kiến:“Văn nghệ phụng sự kháng chiến”

- Mối quan hệ giữa hiện thực cuộc kháng chiến đối với văn nghệ:

  • Hiện thực gắn bó với văn học.
  • Kháng chiến đem đến cho văn nghệ những thay đổi mới.
  • Văn nghệ phục vụ kháng chiến.

⇒ Đó là một ý kiến hoàn toàn xác đác.

c. Kết bài

Khái quát lại vấn đề: khẳng định mối quan hệ mật thiết giữa văn học với kháng chiến.

Ngày:07/07/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết Trịnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM