Soạn bài Khái quát lịch sử Tiếng Việt Ngữ văn 10 đầy đủ

Lịch sử tiếng Việt gắn bó với lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam. Tiếng Việt thuộc hộ ngôn ngữ Nam Á, dòng Môn – Khmer và có quan hệ gần gũi với tiếng Mường. Bài soạn ngày hôm nay các em sẽ được làm quen với bài Khái quát lịch sử Tiếng Việt. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Soạn bài  Khái quát lịch sử Tiếng Việt Ngữ văn 10 đầy đủ

1. Soạn câu 1 trang 40 SGK Ngữ văn 10 đầy đủ

a. Việt hóa theo hình thức sao phỏng, dịch nghĩa ra tiếng Việt:

- Bô lão –> người cao tuổi

- Cẩm thạch –> đá hoa

- Chi lưu –> sông nhánh

- Ái quốc –> yêu nước

- Đổi nghĩa: đinh ninh (dặn dò) → yên chí, tin chắc…

- Dịch nghĩa, sao phỏng: hồng nhan→ má hồng…

- Ghép tiếng thành từ: sản xuất (Hán + Hán), bồi đắp (Hán + Việt)…

b. Việt hóa theo kiểu rút gọn, đảo vị trí, thay đổi yếu tố:

- Chính đại quang minh –> quang minh chính đại

- Rút gọn: lạc hoa sinh → (củ) lạc…

2. Soạn câu 2 trang 40 SGK Ngữ văn 10 đầy đủ

- Việt hóa theo hình thức sao phỏng, dịch nghĩa ra tiếng Việt:

- Số lượng kí hiệu chữ viết không quá lớn

- Số lượng chữ cái để ghi âm vị rất ít (khoảng 26 chữ cái), muốn ghi âm tiết thì ghép chữ cái lại,

- Dễ viết, dễ đọc, dễ nhớ

- Có thể ghi âm tất cả âm thanh mới lạ

3. Soạn câu 3 trang 40 SGK Ngữ văn 10 đầy đủ

Trước hết cần thống kê những thuật ngữ có trong một số bài học thuộc các bộ môn khoa học tự nhiên, sau đó tìm các ví dụ phù hợp với ba cách thức đặt thuật ngữ khoa học:

  • Phiên âm thuật ngữ khoa học phương tây: cosin = cô sin; container = công-te-nơ,…

  • Vay mượn thuật ngữ khao học, kĩ thuật qua tiếng Trung Quốc: bán dẫn, biến trở, khí quyển…

  • Đặt thuật ngữ thuần Việt: giống loài, âm kép, cà phê…

Ngày:22/12/2020 Chia sẻ bởi:Chương

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM