Soạn bài Hầu trời Ngữ văn 11 đầy đủ

Nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em nắm được chủ đề ý nghĩa của bài thơ, đồng thời biết cách phân tích bài thơ này. eLib mời các em tham khảo bài soạn dưới đây nhé. Chúc các em học tập tốt!

Soạn bài Hầu trời Ngữ văn 11 đầy đủ

1. Soạn câu 1 trang 17 SGK Ngữ văn 11 đầy đủ

Phân tích khổ thơ đầu bài thơ Hầu trời:

- Khổ thơ đầu tiên tác giả như lời mở đầu cho câu chuyện mà tác giả muốn kể cùng độc giả. Thời gian được tác giả nhắc tới “đêm khuya”, không gian tĩnh mịch. Trong không gian và thời gian đó, tác giả đề cập tới câu chuyện của bản thân mình “chẳng biết có hay không”, đó có thể là thực cũng có thể là mơ nhưng tác giả khẳng định mình đang ở trong một trạng thái rất bình thường “chẳng hoảng hốt, không mơ màng”. Và tác giả khẳng định lại một lần nữa cho câu chuyện mà tác giả định kể

“Thật hồn! Thật phách! Thật thân thể

Thật được lên tiên – sướng lạ lung”

- Điệp từ “thật” được tác giả nhắc tới 4 lần nhằm khẳng định độ chân thật mà tác giả muốn kể. Cách mở đầu tạo ra sự tò mò nơi người đọc, tạo cho người đọc sự hấp dần và dẫn dắt tới câu chuyện àm tác giả định kể.

2. Soạn câu 2 trang 17 SGK Ngữ văn 11 đầy đủ

Tác giả đã kể lại chuyện mình đã đọc thơ cho trời và chư tiên nghe như sau:

- Tác giả đọc thơ cho trời và chư tiên nghe một cách cao hứng và có phần sau sưa. Nhà thơ đọc hết từ văn vần chuyển sang văn xuôi với một giọng động vừa hóm hỉnh, tươi vui, lại vừa cuốn hút người đọc.

- Tiếp đó, trong phần cao hứng, tác giả kể cho trời và các trư tiên nghe những tác phẩm của mình với sự tự mãn.

Hai quyển khối tình văn lí thuyết

 Hai khối tình con là văn chơi

Thần tiên, giấc mộng văn tiểu thuyết

- Qua đó, ta có thể thất Tản Đà là một nhà thơ rất “ngông”, nhà thơ dám thể hiện tài năng của mình cùng Trời, cái “Tôi” của tác giả được thể hiện một cách rõ nét của một nghệ sĩ tài hoa, có tâm hồn lãng mạn, không chấp nhận sự bằng phẳng, sự đơn điệu trong văn chương nên thường tự đề cao, phóng đại cá tính của mình. Đó là niềm khao khát chân thành trong tâm hồn thi sĩ.

3. Soạn câu 3 trang 17 SGK Ngữ văn 11 đầy đủ

Đoạn thơ hiện thực trong bài thơ Hầu trời là:

Bẩm trời, cảnh con thực nghèo khó

Trần gian thước đất cũng không có

       [...]

 Sức trong non yếu ngoài che rấp

  Một cây che chống bốn năm chiều.

- Đoạn thơ là cái nhìn chân thực về cuộc sống nơi trần gian của tác giả nói riêng và những thi nhân cùng thời với tác giả nói chung. Cuộc sống nghèo khó với nỗi lo com, áo, gạo, tiền,... Chính vì thế, nhà thơ mới lên trời kể cho trời nghe về cảnh sống của mình.

- Qua đó, ta có thể nhận thấy Tản Đà là một nhà văn giàu tài năng, nhiều nhiệt huyết nhưng vẫn không thể thoát khỏi những nỗi lo thường nhất của cuộc sống đời thường. Nhưng dù cuộc sống của một thi nhân nghèo có nhiều khó khăn, vất vả nhưng ông vẫn thể hiện được cái tôi của mình, khẳng định tài năng của bản thân. Hai cảm hứng này đan cài khăng khít và không tách biệt trong sáng tác của nhà văn.

4. Soạn câu 4 trang 17 SGK Ngữ văn 11 đầy đủ

Bài thơ có nhiều sáng tạo trong hình thức nghệ thuật, với những dấu hiệu đổi mới theo hướng hiện đại.

  • Cảm xúc chủ đạo: Phóng túng, tự do, biểu thị cái “tôi” rất đặc trưng của tác giả. Trong con mắt của nhà thơ Trời và các bậc chư tiên thật gần gũi, không có một chút gì xa cách, hay đạo mạo mà hiện lên cũng thật đáng yêu, ngỗ nghĩnh như những con người dưới nhân gian.

  • Thể thơ thất ngôn trường thiên

5. Soạn câu luyện tập trang 17 SGK Ngữ văn 11 đầy đủ

Cái “ngông” cảu tác giả là một cái mới mẻ, một cái nhìn đầy táo bạo khác thường trong văn chương. Thể hiện một tài năng của một nghệ sĩ tài hoa, cá tính không chịu trói mình trong khuôn phép văn chương đã lỗi thời, tạo ra một cái nhìn đầy tạo bạo.

Cái “ngông” của thi sĩ Tản đà trong bài thơ được biểu hiện qua:

  • Xem mình là một trích tiên bị đày xuống vì tội ngông.

  • Nhận mình là người nhà trời, được sai xuống để thực hiện sứ mệnh cao cả..

  • Nhà thơ tự cho mình tự cho mình văn hay đến mức trời và chư tiên cũng phải tán thưởng...

Ngày:18/12/2020 Chia sẻ bởi:Oanh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM