Soạn bài Đoàn thuyền đánh cá Ngữ văn 9 đầy đủ

Bài soạn Đoàn thuyền đánh cá Ngữ văn 9 tập 1 giúp các em thấy và hiểu được sự thống nhất của cảm hứng về thuên nhiên, vũ trụ và cảm hứng về lao động của Huy Cận đã tạo nên những hình ảnh đẹp, tráng lệ, giàu màu sắc lãng mạn trong bài thơ. Đồng thời rèn luyện kĩ năng cảm thụ và phân tích các yếu tố nghệ thuật vừa cổ điển vừa hiện địa. eLib đã biên soạn nội dung bài thơ này một cách đầy đủ và chi tiết nhất, mời các em tham khảo. Chúc các em học tập tốt!

Soạn bài Đoàn thuyền đánh cá Ngữ văn 9 đầy đủ

1. Soạn câu 1 trang 142 SGK Ngữ văn 9 đầy đủ

- Bài thơ được bố cục theo hành trình một chuyến ra khơi của đoàn thuyền đánh cá. Hai khổ thơ đầu là cảnh lên đường và tâm trạn náo nức của con người, bốn khổ tiếp theo là cảnh hoạt động của đoàn thuyền đánh cá giữa khung cảnh biển trời đêm, khổ cuối là cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về trong buổi bình minh lên.

- Với bố cục như trên, bài thơ Đoàn thuyền đánh cá đã tạo ra một khung cảnh không gian đáng chú ý: không gian rộng lớn bao la với mặt trời, biển, trăng, sao, mây, gió, thời gian là nhịp tuần hoàn của vũ trụ từ lsuc hoàng hôn đến bình minh, cũng là thời guan của một chuyến ra biển rồi trở về của đoàn thuyền đánh cá: mặt trười xuống biển, cả trời đất vào đêm, trăng lên cao, đêm thở, sao lùa,... rồi sao mờ, mặt trười đội biển nhô lên trong một ngày mới. Điểm nhịp thời gian cho công việc của đàon thuyền đánh cá là nhịp tuần hoàn của thiên nhiên và vũ trụ.

2. Soạn câu 2 trang 142 SGK Ngữ văn 9 đầy đủ

- Bài thơ là sự kết hợp hai nguồn cảm hứng: về lao động và thiên nhiên, vũ trụ, khác với thơ Huy Cận trước cách mạng, ở đây thiên nhiên, vũ trụ không đối lập với con người, không làm cho hình ảnh con người trở nên nhỏ bé, cô đơn, bơ vơ, mà càng làm nổi bật vẻ đẹp và sức mạnh của con người trong sự hài hòa đẹp đẽ với khung cảnh thiên nhiên.

- Đoàn thuyền đánh cá được Huy Cận đặt trong không gian rộng lớn của vũ trụ, biển khơi… Chính vì vậy, kích thước tầm vóc, vị trí của người lao động được nâng lên một tầm cao mới: hình ảnh của những con người làm chủ được thiên nhiên. Bài thơ được mở ra với một không gian bao la, với những hình ảnh hết sức tráng lệ:

"Mặt trời xuôhg biển như hòn lửa

… Câu hát căng buồm cùng gió khơi."

- Cảnh biển lúc hoàng hôn vô cùng tráng lệ. Mặt trời được so sánh vối hòn than đỏ rực từ từ lặn xuống biển. Ngày đã tắt. Bầu trời và mặt biến bao la như một ngôi nhà khổng lồ trong khoảnh khắc màn đêm bao phủ mịt mùng. Những con sóng lớn chính là chiếc then cửa của ngôi nhà vũ trụ ấy. Với cảm hứng vũ trụ, những hình ảnh ẩn dụ so sánh kì diệu “mặt trời – hòn lửa; sóng – then cửa” đã tạo nên những vần thơ đẹp cho chúng ta nhiều ấn tượng. Và trong không gian bao la ấy:

"Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,

Câu hát căng buồm cùng gió khơi."

Không phải là một chiếc hay vài chiếc lẻ tẻ mà là cả một “đoàn thuyền”; một sức mạnh mới của cuộc đổi thay. Chữ “lại” trong ý thơ là sự khẳng định nhịp điệu lao động của ngư dân đã trở thành đều đặn, ổn định và đi vào nền nếp trong hoà bình. Và cùng với đoàn thuyền là những câu hát lên đường vang động, hùng tráng. Câu thơ không tả gió mà người đọc vẫn cảm nhận được gió biển lồng lộng qua hình ảnh cánh buồm đang “căng” lên vươn mình về phía trước. Đoàn thuyền, cánh buồm và người dân chài cùng chung một niềm vui phơi phới, một sức mạnh lớn lao sẵn sàng vươn mình ra biển khơi. “Tiếng hát, gió khơi, buồm căng” là ba chi tiết nghệ thuật mang tính tượng trưng diễn tả tinh thần phấn khởi, hăng say và khí thế dũng mãnh lúc ra khơi của người dân vùng biển.

- Sau bài hát ra khơi đầy khí thế, .người dân chài chính thức bắt tay vào buổi lao động để chinh phục biển cả. Cuộc đánh bắt cá trong một đêm trăng giữa biển khơi bao la được Huy Cận miêu tả như một trận đánh. Đến ngư trường “dò bụng biển” ngư dân khẩn trương lao vào công việc “dàn thê trận”. Những tấm lưới khổng lồ như giăng ra bủa vây mặt biển. Con thuyền, mái chèo, lưới, ngư cụ khác đều trở thành vũ khí của họ. Một không khí lao động khẩn trương, một sức mạnh vượt lên trên sự hiểm nguy của biển cả của những “chiến sĩ” dạn dày trên ngư trường. Giữa thiên nhiên bao la, tráng lệ, hình ảnh con người lao động hiện lên với một tư thế dũng mãnh, sức mạnh phi thường trong một đêm đánh cá.

- Một đêm trôi nhanh trong nhịp điệu lao động hào hứng, hăng say. Trên bầu trời, những ngôi sao đã thưa và mò dần. Trong không gian ấy, những người ngư dân xuất hiện với hành động kéo lưới đầy ấn tượng. “Kéo xoăn tay” là một hình ảnh miêu tả vô cùng đặc sắc thể hiện vẻ đẹp khoẻ khoắn, dứt khoát và khí thế của ngưòi dân vùng biển. Sau một đêm lao động, vật lộn với gió to, sóng cả nhưng dường như sức mạnh của họ vẫn không hề suy giảm, ngược lại, như được nhân lên trong niềm vui chiến thắng. Những “chùm cá nặng” là sự đáp lại xứng đáng của biển khơi với công sức của con người.

- Với bút pháp khoáng đạt, phóng đại, một cảm hứng lãng mạn tràn đầy niềm vui hào hứng về cuộc sống mới. Huy Cận đã xây dựng được hình tượng tráng lệ và con người lao động có vẻ đẹp mang tầm với vũ trụ.

- Trong bài thơ Quê hương bằng cảm hứng lãng mạn, ngợi ca, Tế Hanh cũng đã xây dựng một hình tượng rất đẹp, tráng lệ về cảnh ra khơi và khí thế lao động của người dân vùng biển:

"… Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng

Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá

Con thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thăn trắng bao la thâu góp gió."

(Quê hương – Tế Hanh)

3. Soạn câu 3 trang 142 SGK Ngữ văn 9 đầy đủ

- Trong bài thơ có hai biểu tượng song hành: Không gian bao la của vũ trụ, của biển cả và hình ảnh cơn người khoẻ khoắn, mạnh mẽ trong nhịp lao động phấn khởi, hào hứng. Con người ở đây luôn hài hoà với thiên nhiên vũ trụ. Trình tự công việc lao động của họ ăn khớp nhịp nhàng vối nhịp điệu vận hành của thiên nhiện vũ trụ. Khi mặt trời xuống biển, vũ trụ cũng vào đêm là lúc con người bắt đầu ra khơi để chinh phục biển cả. Và khi trời đã về đêm cũng là lúc con thuyền của ngư dân bắt đầu công việc thường ngày của mình:

"Thuyền ta lái gió với buồm trăng

Lướt giữa mây cao với biển bằng."

--.> Đây là một hình ảnh tuyệt đẹp, một sự sáng tạo tuyệt vời của Huy Cận. Con người hoà nhập làm một với thiên nhiên bao la của biển khơi. Đoàn thuyền đánh cá trở nên vĩ đại hơn khi lấy gió trời làm lái, lấy trăng làm buồm. Ánh trăng lung linh của trời đêm như chan hoà, quấn quyện với cánh buồm, và gió biển khơi cũng lồng lộng thổi tạo nên một sức mạnh phi thường. Con thuyền của ngư dân mang theo cả khí chất, linh hồn của biển cả, vũ trụ để phóng như bay trên mặt biển, chữ “lướt” đặc tả hình ảnh con thuyền ra khơi với vận tốc phi thưòng.

- Thiên nhiên cùng góp sức với con người trên con đương lao động và khám phá. Nhịp thơ hối hả, lôi cuốn người đọc vào một “trận đánh” hừng hực khí thế của ngư dân trên biển khơi.

- Được thiên nhiên tiếp thêm sức mạnh, người dân chài say sưa trong cuộc chinh phục biển cả. Và một đêm trôi nhanh với nhịp điệu lao động hào hứng, hăng say. Đến lúc sao mờ, trời sáng cũng là lúc lưới đã kéo lên. Đoàn thuyền trở về trong niềm vui chiến thắng với những khoang cá nặng tràn đầy niềm vui phơi phới:

"Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời

Mặt trời đội biển nhô màu mới."

---> Cảnh rạng đông với hình ảnh “mặt trời đội biển” nhô lên, toả ánh sáng chan hoà, một “màu mới” bao trùm biển khơi. Đoàn thuyền phóng như bay về bến, như đua cùng với thời gian, giành lấy thòi gian. Biện pháp nhân hoá “chạy đua” đã tạo cho đoàn thuyền mang sức mạnh của một dũng sĩ, với chiến thắng lẫy lừng sau một đêm “chiến đấu”. Câu thơ thứ hai như một “đòn bẩy” nâng sức mạnh của đoàn thuyền lên một đỉnh cao mới. Mặt trời đội biển cả bao la, còn con thuyền chạy đua với mặt trời để tiên về bến. Người lao động được tác giả khắc hoạ trong một không gian bao la, hùng vĩ của biến khơi, mang vẻ đẹp, sức mạnh của vũ trụ, thiên nhiên.

- Đoàn thuyền đánh cá là bài thơ tiêu biểu của Huy Cận sau Cách mạng tháng Tám. Nếu như trước đây, thơ Huy Cận thấm một nỗi buồn “vạn cổ sầu” vào vũ trụ, vào lòng người thì những bài thơ của ông từ năm 1945 đến nay, đặc biệt là bài Đoàn thuyền đánh cá mang âm điệu ngọt ngào, niềm vui say mê phấn chấn của nhân dân lao động đang làm chủ cuộc đời. Trong bài thơ, con người đã thật sự trở thành chủ nhân của biển cả, có những hành động thật lớn lao, kì vĩ, mang vẻ đẹp của thiên nhiên, vũ trụ.

4. Soạn câu 4 trang 142 SGK Ngữ văn 9 đầy đủ

- Bài Đoàn thuyền đánh cá là sự kết hợp hai cảm hứng của tác giả: cảm hứng lãng mạn tràn đầy niềm vui hào hứng với cuộc sống mới trong thời kì miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội và cảm hứng thiên nhiên, vũ trụ, vốn là một nét nổi bât của hồn thơ Huy Cận.

- Bài thơ tạo được âm hưởng vừa khoẻ khoắn, sôi nổi lại vừa phơi phới bay bổng, góp phần tạo nên âm hưởng ấy là các yếu tố lời thơ, nhịp điệu, vần… Lời thơ dõng dạc, điệu thơ như khúc hát mê say, hào hứng. Từ “hát” được lặp lại bốn lần trong bốn khổ thơ khiến cho cả bài thơ trở thành một khúc hát say mê của con người lao động trong công cuộc chinh phục thiên nhiên. Đặc biệt bài thơ có cách gieo vần linh hoạt, vần trắc xen lẫn vần bằng (lặng – sáng, thoi – ơi…) vần liền xen lẫn vần cách. Các vần trắc tạo sức dội, sức mạnh, các vần bằng tạo sự vang xa, bay bổng.

5. Soạn câu 5 trang 142 SGK Ngữ văn 9 đầy đủ

Bài thơ là một khúc ca – một tráng khúc về lao động và về thiên nhiên đất nước giàu đẹp. Khúc ca ấy vừa phơi phới, hào hùng vừa khoẻ khoắn, mạnh mẽ kết hợp cả âm thanh, nhịp điệu và những động tác nhịp nhàng của con ngưòi với sự vận động, tuần hoàn của thiên nhiên, vũ trụ. Huy Cận với tâm hồn phóng khoáng, cảm hứng vũ trụ vốn có đã say sưa cùng nhịp điệu lao động hối hả của người dân vùng biển. Trong những câu thơ, những hình ảnh tráng lệ, lung linh của ông tràn dâng cảm xúc phấn chấn, hồ hởi và tràn trề niềm tin vào cuộc sông mới. Huy Cận thực sự mở rộng tâm hồn của mình để đón cơn gió lộng của thời đại, của cuộc sống mới.

6. Soạn câu 1 luyện tập tr 142 SGK Ngữ văn 9 đầy đủ

Khổ thơ cuối cùng của bài thơ là cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về trong câu hát:

"Câu hát căng buồm với gió khơi,
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.
Mặt trời đội biển nhô màu mới,
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi."

Câu hát ra khơi và câu hát trở về thoạt nghe thì ta tưởng nó cùng một âm hưởng cùng một lối miêu tả. Nhưng đọc kĩ, ta sẽ thấy: câu hát ra khơi là "câu hát căng buồm cùng gió khơi", còn câu hát trở về là " Câu hát căng buồm với gió khơi"

Mỗi câu thơ là một hình ảnh thể hiện bức tranh thiên nhiên tràn đầy sức sống. Đoàn truyền trở về trong bình minh rực rỡ, mặt trời hừng đông đang dần đi lên trong màu nắng mới. Một cuộc chạy đua cùng vũ trụ, thiên nhiên để đón chào ngày mới.

Người lao động trở về với khoang thuyền đầy ắp cá, mắt cá lấp lánh trên muôn dặm biển khơi bát ngát... Sự vận động của đoàn thuyền đánh cá thắng lợi trở về hoà nhập với hành trình của mặt trời đi lên từ lòng sâu của biển thể hiện khí thế hùng mạnh của con người làm chủ đất nước, làm chủ đất trời biển cả.

Với thủ pháp nghệ thuật nhân hóa, phóng đại, tác giả đã thể hiện hình ảnh thiên nhiên kì vĩ và lớn lao. Khổ thơ là một bức tranh mang âm hưởng vui tươi, sôi nổi trong ngày mới: người lao động hào hứng với thành quả đạt được sau một đêm lao động đầy vất vả. Khung cảnh của một cuộc sống mới trong ánh sáng mới rực rỡ.

Ngày:09/10/2020 Chia sẻ bởi:Nhi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM