Soạn bài Diễn đạt trong văn nghị luận Ngữ văn 12 tóm tắt

Bài soạn Diễn đạt trong văn nghị luận dưới đây nhằm giúp các em biết cách diễn đạt trong một bài văn nghị luận. eLib đã biên soạn bài này một cách vắn tắt và dễ hiểu nhất. Mời các em tham khảo bài soạn dưới đây nhé. Chúc các em học tập tốt.

Soạn bài Diễn đạt trong văn nghị luận Ngữ văn 12 tóm tắt

1. Cách sử dụng từ ngữ trong văn nghị luận

1.1. Soạn câu 1 trang 136 SGK Ngữ văn 12 tóm tắt

a. Cách dùng từ ngữ hai đoạn văn khác nhau

- Đoạn một:

  •  Từ  nhàn rỗi, chẳng thích làm thơ, vẻ đẹp lung linh,... dùng từ thiếu chính xác, không phù hợp với đối tượng được nói tới.

- Đoạn hai: 

+ Cùng trình bày nội dung trên nhưng cách diễn đạt ở ví dụ 2 chính xác và thận trọng hơn.

+ Dùng phép thế từ ngữ để tránh trùng lặp, làm cho ý tứ thêm phong phú: Hồ Chí Minh, Bác, Người, người chiến sĩ cách mạng, người nghệ sĩ,...

+ Cách trích lại các từ ngữ được dùng để nói chính xác "cái thần" trong con người Bác và thơ Bác của các nhà nghiên cứu, các nhà thơ khác làm cho văn có hình ảnh, sinh động, giàu tính thuyết phục,...

b.

- Chúng ta thấy những từ ngữ không phù hợp với đối tượng nghị luận trong các ví dụ trên:  Hẳn ai cũng nghe nói. Nhàn rỗi. (Tâm hồn đẹp) lung linh. Khổ sở. Những bài được làm. Tập thơ được viết...

--> Những từ ngữ này chỉ được sử dụng trong ngôn ngữ nói hàng ngày hoặc không có sự liên kết chặt chẽ nên không phù hợp với đối tượng là văn nghị luận

1.2. Soạn câu 2 trang 137 SGK Ngữ văn 12 tóm tắt

- Những từ được in đậm thể  hiện nỗi buồn sâu sắc của Huy Cận thể hiện qua những vần thơ

- Từ ngữ được sử dụng rất phù hợp với đối tượng nghị luận: Nhà thơ Huy Cận

- Sắc thái biểu cảm của cá từ ngữ rất phù hợp với đối tượng nghị luận của đoạn trích chính là nhà thơ Huy Cận, nhà thơ của nỗi sầu ảo não, triền miên. Nỗi buồn có xu hướng lan rộng theo không gian và thời gian

1.3. Soạn câu 3 trang 138 SGK Ngữ văn 12 tóm tắt

- Kịch tác gia vĩ đại, kiệt tác,... dùng từ sáo rỗng, không phù hợp với đối tượng.

- Người ta ai mà chẳng, chẳng ka gì cả, phát bệnh: dùng từ không phù hợp với đặc điểm của phong cách văn bản nghị luận, viết như nói, quá nhiều từ ngữ thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.

1.4. Soạn câu 4 trang 138 SGK Ngữ văn 12 tóm tắt

- Lựa chọn từ ngữ chính xác, phù hợp với vấn đề nghị luận; tránh dùng từ lạc phong cách hoặc từ ngữ sáo rỗng, cầu kì.

- Kết hợp sử dụng các phép tu từ từ vựng và một số từ ngữ mang tính biểu cảm, gợi hình tượng để bộc lộ cảm xúc phù hợp.

2. Sử dụng và kết hợp các kiểu câu trong văn nghị luận

2.1. Soạn câu 1 trang 138 SGK Ngữ văn 12 tóm tắt

- Đoạn văn 2 sử dụng toàn câu tường thuật, cấu tạo cơ bản giống nhau: đều là câu chủ động với chủ ngữ là Trọng Thuỷ. Cách diễn đạt này không sai  nhưng đơn điệu, thiếu sức gợi cảm.

- Đoạn văn 2 sử dụng nhiều kiểu câu: câu tường thuật, câu hỏi tu từ; sử dụng câu văn linh hoạt, câu văn ngắn, câu văn dài; sử dụng một số phép tu từ về câu: phép chêm xen, phép liệt kê.

Như vậy, cách sử dụng các kiểu câu trong đoạn 2 linh hoạt, uyển chuyển, phù hợp với lập luận và cảm xúc của người viết.

2.2. Soạn câu 2 trang 139 SGK Ngữ văn 12 tóm tắt

a. Đoạn trích trên, người viết chủ yếu sử dụng kiểu câu trần thuật

Tác dụng của kiểu câu trần thuật: Kiểu câu này với chức năng cơ bản của mình đã có hiệu quả cho việc truyền đạt và thông báo một nội dung nào đó một cách minh bạch và chính xác

b. Câu văn  “Chỉ nghĩ lại cũng đã se lòng” khác với những câu khác trong đoạn trích. Đây là kiểu câu rút gọn, đồng thời cũng là một câu cảm thán

Tác dụng của câu này: Nhấn mạnh tình cảnh đó của nhà thơ đều khiến cho tất cả mọi người cảm thấy xót xa, thương cảm, khơi gợi sự đồng cảm từ bạn đọc

2.3. Soạn câu 3 trang 140 SGK Ngữ văn 12 tóm tắt

Cả 2 đoạn văn đều mắc lỗi sử dụng một mô hình câu cho cả đoạn, dẫn đến cảm giác nặng nề, đơn điệu, nhàm chán.

2.4. Soạn câu 4 trang 141 SGK Ngữ văn 12 tóm tắt

- Kết hợp một số kiểu câu trong đoạn, trong bài để tạo nên giọng điệu linh hoạt, biểu hiện cảm xúc.

- Sử dụng các phép tu từ cú pháp để tạo nhịp điệu, nhấn mạnh rõ thái độ, cảm xúc.

Ngày:25/12/2020 Chia sẻ bởi:Xuân Quỳnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM