Soạn bài Diễn đạt trong văn nghị luận (tiếp theo) Ngữ văn 12 siêu ngắn

eLib xin giới thiệu đến các em bài soạn Diễn đạt trong văn nghị luận (tiếp theo). Nội dung bài này đã được biên soạn một cách vắn tắt và dễ hiểu nhất. Mời các em tham khảo bài soạn dưới đây nhé. Chúc các em học tập tốt!

Soạn bài Diễn đạt trong văn nghị luận (tiếp theo) Ngữ văn 12 siêu ngắn

1. Soạn câu 1 trang 155 SGK Ngữ văn 12 siêu ngắn

a.

- Giống nhau: giọng điệu khảng định chắc chắn. Lời văn nghiêm túc, dứt khoát.

- Khác nhau:

(1) Giọng sôi nổi, mạnh mẽ

(2) Trầm lắng, thiết tha

b.

Sự khác biệt đối tượng nghị luận và nội dung nghị luận:

- Đoạn 1: Tố cáo tội ác của thực dân Pháp, khảng định độc lập của dân tộc.

- Đoạn 2: Sức sống và lòng ham sống

c.

Cách sử dụng từ ngữ:

- Đoạn 1: phép lặp cú pháp, song hành, liệt kê

- Đoạn 2: từ ngữ thuộc lĩnh vực nghệ thuật và đời sống

2. Soạn câu 2 trang 156 SGK Ngữ văn 12 siêu ngắn

a. - Đoạn 1: kêu gọi đồng bào toàn quốc, giọng điệu hào hùng, mạnh mẽ. Sử dụng câu khảng định, biện pháp lặp cú pháp

- Đoạn 2: giọng điệu hài hước, dí dỏm, châm biếm, sử dụng từ đa nghĩa, hàm ý

b. Đặc điểm của văn nghị luận: giọng điệu nghiêm túc có thể thay đổi cho phù hợp với nội dung nghị luận.

Câu 3: (trang 156 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2)

Đặc điểm của giọng điệu văn nghị luận: thể hiện thái độ, tình cảm, cảm xúc cách đánh giá nội dung nghị luận thông qua ngôn từ.

3. Soạn câu 1 luyện tập trang 157 SGK Ngữ văn 12 siêu ngắn

+ Đoạn 1: Hồ Chí Minh sử dụng ngôn từ phù hợp với hoàn cảnh, nhiều từ ngữ chính trị, sử dụng câu song hành, câu ngắn => giọng điệu rắn rỏi, mạnh mẽ.

+ Đoạn 2: Nguyễn Tuân sử dụng nhiều từ ngữ hoa mĩ, văn chương kiểu câu điệp cấu trúc, song hành cú pháp.

4. Soạn câu 2 luyện tập trang 158 SGK Ngữ văn 12 siêu ngắn

Một số gợi ý triển khai:

Lựa chọn nghề nghiệp (hướng nghiệp) là vấn đề cơ bản, có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc đời mỗi con người khi trưởng thành

Khẳng  định tầm quan trọng của nghề nghiệp trong xã hội:

  • Để tồn tại chúng ta cần có việc làm ổn định để phục vụ nhu cầu chính của bản thân mình

  • Có nghề nghiệp, sẽ có một địa vị nhất định và được xã hội tôn trọng

  • Chọn được công việc, nghề nghiệp tốt thì sẽ có mục đích sống lành mạnh và tốt đẹp

  • Mỗi người có nghề nghiệp sẽ bớt đi gánh nặng cho gia đình và xã hội

Ngày:25/12/2020 Chia sẻ bởi:Oanh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM