Soạn bài Đây thôn Vĩ Dạ Ngữ văn 11 siêu ngắn

Nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em nắm được hoàn cảnh ra đời bài thơ và kĩ năng phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ. eLib đã biên soạn nội dung bài này một cách vắn tắt và dễ hiểu nhất. Mời các em tham khảo bài soạn dưới đây nhé. Chúc các em học tập tốt!

Soạn bài Đây thôn Vĩ Dạ Ngữ văn 11 siêu ngắn

1. Soạn câu 1 trang 39 SGK Ngữ văn 11 siêu ngắn

Khung cảnh thôn Vĩ và tâm trạng tác giả khổ thơ đầu:

- Câu thơ đầu: lời trách móc nhẹ nhàng hay cũng là lời mời gọi tha thiết

- Bức tranh thôn Vĩ nhẹ nhàng, bình dị:

+ Vẻ đẹp của “nắng hàng cau nắng mới lên”: phép điệp ⇒ vẻ đẹp tươi trẻ của nắng mới

+ Vẻ đẹp mượt mà, tươi tốt, đầy sức sống thông qua việc sử dụng từ “mướt” và hình ảnh so sánh “xanh như ngọc”

⇒ Phong cảnh làng quê bình dị ấm áp, thiên nhiên, con người hài hòa với nhau. Đằng sau đó là tình yêu thiên nhiên, con người tha thiết của tác giả.

2. Soạn câu 2 trang 39 SGK Ngữ văn 11 siêu ngắn

- Hình ảnh gió, mây: cảm giác sự cô đơn, chia lìa

- Hình ảnh sông, trăng : gợi vẻ đẹp thơ mộng, huyền ảo, kết hợp cùng cùng với hình ảnh “thuyền ai” ⇒ vừa gợi sự xa lạ lại vừa gần gũi.

⇒ Gợi cảm giác về sự chia lìa, lo âu, đau buồn và thất vọng

3. Soạn câu 3 trang 39 SGK Ngữ văn 11 siêu ngắn

- Tâm sự của nhà thơ: Nhà thơ tha thiết hướng về một hình bóng cụ thể:

+ Khách đường xa nhưng tất cả lại chìm vào trong hư ảo và diệu vợi: áo em trắng quá nhìn không ra.

+ Nhà thơ bộc lộ một niềm ngạc nhiên, đầy đam mê nhưng cũng thật hụt hẫng xót xa. Có một vẻ đẹp mà nhà thơ mãi tôn thờ đang tuột khỏi tầm tay.

- “Ai biết tình ai có đậm đà” biểu hiện một niềm tha thiết với cuộc đời.

+ Câu thơ là nỗi buồn khắc khoải, xót xa nhưng cũng là khao khát khôn nguôi hướng về tình người, tình đời rộng lớn: mong chờ người ta hiểu tình cảm của mình hoặc không biết liệu mình có thể hiểu tình cảm của người ta không.

+ Nhà thơ khao khát được thấu hiểu, chia sẻ, yêu thương, dẫu vô cùn đớn đau, tuyệt vọng nhưng vẫn không thôi khao khát

4. Soạn câu 4 trang 39 SGK Ngữ văn 11 siêu ngắn

- Tứ thơ và bút pháp bài thơ: Hình ảnh thiên nhiên và con người trong bài thơ đều biểu hiện nội tâm tác giả, đó là lòng nhớ thương bâng khuâng xao xuyến, niềm tin yêu và tình yêu thiết tha cuộc đời nhưng đầy mặc cảm. Bút pháp gợi tả, vừa tả thực lại vừa lãng mạn

5. Soạn câu luyện tập trang 39 SGK Ngữ văn 11 siêu ngắn

Hoàn cảnh sáng tác bài thơ: Lúc nhà thơ đang điều trị căn bệnh hiểm nghèo, nhận được tấm ảnh và bức thư động viên, cùng nội dung bài thơ khiến người đọc cảm thấy xót xa, ngậm ngùi cho một nhà thơ tài năng,có tình yêu thiế tha với cuộc đời nhưng hoàn cảnh đau thương, nhưng đồng thời cũng cảm phục vị thi sĩ ấy

Ngày:23/12/2020 Chia sẻ bởi:Thi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM