Soạn bài Đại cáo Bình Ngô: Phần 2: Tác phẩm Ngữ văn 10 đầy đủ

Để giúp các em nắm được tư tưởng nhân nghĩa trong tác phẩm Đại cáo Bình Ngô. Mời các em tham khảo bài soạn dưới đây nhé. eLib chúc các em học tập tốt, và đạt thành tích cao trong học tập.

Soạn bài Đại cáo Bình Ngô: Phần 2: Tác phẩm Ngữ văn 10 đầy đủ

1. Soạn câu 1 trang 22 SGK Ngữ văn 10 đầy đủ

Có thể chia thành bốn đoạn như sau:

– Đoạn 1 (từ đầu đến “Chứng cớ còn ghi”): Khẳng định tư tưởng, nhân nghĩa và chân lí độc lập dân tộc của Đại Việt (Nhân nghĩa gắn liền với yêu nước chống xâm lược).

– Đoạn 2 (từ “Vừa rồi” đến “Ai bảo thần dân chịu được”): Tố cáo, lên án tội ác của giặc Minh.

– Đoạn 3 (từ “Ta đây núi Lam Sơn dấy nghĩa” đến “Cũng là chưa thấy xưa nay”): Kể lại diễn biến của cuộc chiến từ lúc mở đầu đến khi thắng lợi hoàn toàn. Đoạn này cũng nêu cao sức mạnh của tư tưởng nhân nghĩa và sức mạnh của lòng yêu nước kết tinh thành sức mạnh của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

– Đoạn 4 (còn lại): Lời tuyên bố độc lập và rút ra bài học lịch sử.

2. Soạn câu 2 trang 22 SGK Ngữ văn 10 đầy đủ

a. - Nguyên lí chính nghĩa được Nguyễn Trãi chọn để làm chỗ dựa, làm căn cứ xác đáng cho việc triển khai toàn bộ nội dung bài cáo.

- Trong nguyên lí chính nghĩa của Nguyễn Trãi, có hai nội dung chính được nêu ra, đó là:

– Tư tưởng nhân nghĩa.

– Chân lí về sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của nước Đại Việt ta.

b. Đoạn đầu mở đầu tuyên ngôn về độc lập dân tộc. Tác giả đã không chỉ đã đưa ra một chân lí về chính nghĩa và còn nêu ra chân lí khách quan về sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của nước ta có cơ sở chắc chắn từ thực tiễn lịch sử:

Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.

Khái niệm quốc gia dân tộc của Nguyễn Trãi được trình bày một cách khá đầy đủ (ở thời điểm đó) và có một bước tiến dài so với Nam quốc sơn hà. Nhưng yếu tố đã được Nguyễn Trãi đưa ra để xác định độc lập chủ quyền của dân tộc bao gồm: cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, nền văn hiến lâu đời, lịch sử riêng, chế độ riêng với “hào kiệt đời nào cũng có“.

c. Tác giả đã dùng những lời lẽ lập luận đầy sức thuyết phục với các từ ngữ khẳng định tính chất tự nhiên, vốn có, lâu đời của nước Đại Việt (từ trước, vốn xưng, đã lâu, đã chia, cũng khác); cách sử dụng nghệ thuật so sánh trong những câu văn biền ngẫu (đối ứng giữa nước ta với Bắc Triều); cách nêu ra những dẫn chứng thực tiễn (chuyện Lưu Cung, Triệu Tiếc, Toa Đô). Cách lập luận này của Nguyễn Trãi đã làm cho lời tuyên ngôn giàu sức thuyết phụ

3. Soạn câu 3 trang 22 SGK Ngữ văn 10 đầy đủ

a. Tác giả tố cáo những âm mưu, tội ác của giặc Minh:

- Về âm mưu: Những luận điệu phù Trần diệt Hồ bịp bợm của chúng. Âm mưu thôn tính nước ta vốn có từ lâu trong tư tưởng của “thiên triều” đã được Nguyễn Trãi vạch trần.

– Tội ác:

+ Hủy hoại con người bằng hành động diệt chủng, tàn sát người vô tội.

+ Bóc lột nhân dân, vơ vét của cải, hủy hoại cả môi trường sống.

– Âm mưu xâm lược nước ta là thâm độc nhất, tội ác tàn sát, giết hại nhân dân là man rợ nhất.

b. Nghệ thuật của đoạn cáo trạng tố giác tội ác kẻ thù: 

- Dùng hình tượng để diễn tả tội ác kẻ thù

- Liệt kê liên tiếp và hàng loạt tội ác của kẻ thù

- Giọng văn và nhịp điệu thay đổi linh hoạt, nhịp điệu nhanh dần.

- Lời văn: cảm thương tha thiết, lúc uất nghẹn, tấm tức, ...

4. Soạn câu 4 trang 23 SGK Ngữ văn 10 đầy đủ

a. Giai đoạn đầu của cuộc khởi nghĩa

Tác giả tập trung khắc hoạ hình tượng Lê Lợi - Người lãnh tụ nghĩa quân:

Những khó khăn ở buổi đầu:

  • Thiếu lương thực, thiếu quân, thiếu nhân tài.

  • Những khó khăn thiếu thốn chồng chất.

  • Kẻ thù có lực lượng lớn mạnh, hung bạo, được trang bị đầy đủ.

Vận dụng chiến thuật quân sự:

  • Nhân dân bốn cõi một nhà ...

  • Tướng sĩ một lòng phụ tử ...

  • Thế trận xuất kì ...

  • Dùng quân mai phục ...

  • Đoàn kết, đồng lòng, vận dụng những mưu kế quân sự tài giỏi, dùng lối đánh bất ngờ, nhanh gọn.

=> Qua hình tượng Lê Lợi, Tác giả Nguyễn Trãi đã khắc hoạ được ý chí quyết tâm chống ngoại xâm, tinh thần đoàn kết đồng lòng vượt khó của dân tộc trong thời đại chống ngoại xâm.

b. Giai đoạn phản công - Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa:

Những trận tiến quân ra Bắc: Trận Tây Kinh, Đông Đô, Ninh Kiều, Tốt Động.

Chiến dịch diệt chi viện: Trận Chi Lăng, Mã Yên, Xương Giang.

=> Nghệ thuật miêu tả các trận đánh:

  • Sử dụng nhiều động từ mạnh, nhiều hình ảnh phóng đại, lối so sánh với những hình tượng thiên nhiên lớn lao kì vĩ.

  • Câu văn linh hoạt

  •  Giọng điệu mạnh mẽ, dồn dập, giàu cảm hứng anh hùng ca.

--> Hình ảnh quân thù kết hợp với những hình ảnh mang tính tượng trưng, đặc biệt với thủ pháp đối lập: Qua đó càng nêu bật khí thế hào hùng, thắng lợi vẻ vang và bản chất nhân đạo của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Càng nêu bật những thất bại thảm hại của kẻ thù.

5. Soạn câu 5 trang 23 SGK Ngữ văn 10 đầy đủ

– Trong đoạn cuối, giọng văn chuyển sang trầm lắng, tự hào. Bởi đó là những lời tổng kết lịch sử mang đậm suy tư.

– Trong lời tuyên bố độc lập được lập lại, tác giả đã đồng thời rút ra bài học lịch sử: Đó là quy luật bĩ, thái (khốn cùng, thông suốt) của trời đất, cũng là quy luật suy vong hưng thịnh tất yếu của mỗi quốc gia. Vì thế sự vững bền khi đã được xây dựng trên cơ sở phục hưng dân tộc, thì viễn cảnh của đất nước chắc chắn sẽ thật tươi sáng, huy hoàng.

6. Soạn câu 6 trang 23 SGK Ngữ văn 10 đầy đủ

a. Giá trị nội dung:

– Bài cáo đã khái quát quá trình kháng chiến gian lao nhưng vô cùng anh dũng của dân tộc trong quá trình kháng chiến chống giặc Minh xâm lược.

– Qua đó tác giả đã khẳng định, đề cao sức mạnh của lòng yêu nước và tư tưởng nhân nghĩa, ca ngợi cuộc kháng chiến anh hùng của dân tộc, thể hiện sâu sắc niềm tự hào dân tộc.

b. Giá trị nghệ thuật:

  • Bố cục:cân đối

  • Giọng văn linh hoạt.

  • Ngôn ngữ, hình tượng phong phú, vừa cụ thể vừa khía quát.

Ngày:17/12/2020 Chia sẻ bởi:Thi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM