Soạn bài Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động Ngữ văn 7 tóm tắt

Nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em hiểu hơn về câu chủ động và câu bị động. Từ đó, các em có thể nhận diện hai kiểu câu này trong một văn bản cụ thể. Chúc các em học tập thật tốt nhé!

Soạn bài Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động Ngữ văn 7 tóm tắt

1. Câu chủ động và câu bị động

1.1. Soạn câu 1 trang 57 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt

Xác định chủ ngữ trong hai ngữ liệu đã cho:

a. Mọi người yêu mến em.

-> Chủ ngữ: "Mọi người".

b. Em được mọi người yêu mến.

-> Chủ ngữ: "Em".

1.2. Soạn câu 2 trang 57 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt

Nhận xét chủ ngữ trong những ngữ liệu đã cho:

a. Chủ ngữ "Mọi người" -> thể hiện hành động yêu mến của mọi người.

b. Chủ ngữ "Em" -> nhận định được đối tượng được yêu mến.

2. Mục đích của việc chuyển đổi

2.1. Soạn câu 1 trang 57 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt

- Trong văn bản đã cho thì chúng ta nên chọn câu (b) "Em được mọi người yêu mến" để điền vào chỗ trống trong đoạn văn cho đoạn văn được chặt chẽ và mạch lạc.

2.2. Soạn câu 2 trang 57 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt

- Em sẽ chọn câu (b). Vì câu trước đang nói về Thủy, câu sau tiếp tục nói về Thủy thì hợp logic hơn. Và cách nói này tạp được liên kết, thống nhất trong đoạn văn.

3. Soạn câu luyện tập trang 58 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt

Câu bị động trong những ngữ liệu đã cho là:

- "Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm".

- "Người đầu tiên chịu ảnh hưởng của thơ Pháp rất đậm là Thế Lữ; Tác giả "Mấy vần thơ" liền được tôn làm đương thời đệ nhất thi sĩ".

Ngày:28/12/2020 Chia sẻ bởi:Hoang Oanh Nguyen

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM