Soạn bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên Ngữ văn 10 đầy đủ

eLib xin gởi đến các em bài soạn Chuyện chức phán sự đền Tản Viên dưới đây, nhằm giúp các em nắm được nội dung và nghệ thuật của chuyện. Mời các em tham khảo bài soạn dưới đây nhé. Chúc các em học tập tốt!

Soạn bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên Ngữ văn 10 đầy đủ

1. Soạn câu 1 trang 60 SGK Ngữ văn 10 đầy đủ

Việc làm của Ngô Tử Văn mang nhiều ý nghĩa. 

- Câu trả lời a chỉ đúng một phần.

- Câu trả lời c thì hoàn toàn sai vì Tử Văn không đốt đền một cách vô căn cứ.

=> Như vậy, đáp án chính xác là kết hợp cả B và D

2. Soạn câu 2 trang 60  SGK Ngữ văn 10 đầy đủ

- Diêm Vương không hay biết là vì các vị thần ở những đền miếu lân cận ăn của đút nên bao che cho kẻ ác, vì các phán quan của Diêm Vương chưa làm hết trách nhiệm của mình, quan liêu, không theo sát thực tế.

 - Chi tiết Diêm Vương xử kiện ở âm phủ là chi tiết vô cùng cần thiết nhằm đẩy kịch tính của truyện đến cao trào để nhân vật bộc lộ rõ tính cách, phẩm chất đồng thời khắc sâu chủ đề của truyện. Chi tiết này thể hiện khát vọng của người xưa vẻ công lí chưa thể hiện được nơi trẩn thế còn đầy rẫy bất công và tội ác. Con người thời trung đại còn tin rằng bên cạnh cõi trần còn có một thế giới khác là âm phủ, nơi con người sau khi chết sẽ phải đến để nhận sự phán xét, thưởng phạt về những việc làm của mình khi còn sống. Điều đó có ý nghĩa khuyên răn, giáo dục con người nên sống và hành động thế nào cho đúng đắn, hợp lẽ phải, tránh làm điều ác để không bị trừng phạt.

=> Chọn cả A, B, C , D

3. Soạn câu 3 trang 61 SGK Ngữ văn 10 đầy đủ

- Chức phán sự là một chức quan xem xét về các vụ kiện tụng, giúp việc cho người xử án. Đây là chức quan thực hiện công lí. Ngô Tử Văn sở dĩ được Thổ thần tiến cử nhận chức này vì chàng đã giúp Thổ thần đòi lại công lí, chàng dũng cảm bảo vệ công lí, chính nghĩa ngay cả khi cái chết đe dọa. Việc nhận chức phán sự đền Tản Viên của Ngô Tử Văn chính là một hình thức thưởng công xứng đáng có ý nghĩa noi gương cho đời sau, khích lệ mọi người dũng cảm đấu tranh chống cái ác, bảo vệ công lí. Hình ảnh Ngô Tử Văn oai phong lẫm liệt xuất hiện ở cuối chuyện đã nói lên điều đó.

4. Soạn câu 4 trang 61 SGK Ngữ văn 10 đầy đủ

- Chuyện chức phán sự đền Tản Viên đưa người đọc vào thế giới li kì, huyền ảo.

+ Chuyện viết về thần linh (thổ công, đức thánh Tản Viên), ma quỷ (Diêm Vương, hồn ma

+ Chuyện chết đi sống lại của con người

- Hiện thực được lồng vào cốt truyện kì ảo, người đọc bị mê hoặc bởi bức màn kì ảo để khi đọc hết, suy ngẫm về các nhân vật, tình tiết sẽ nhận giá trị hiện thực, nhân đạo của tác phẩm

- Người đọc hồi hộp theo dõi diễn biến các sự việc để rồi cuối cùng thở phào nhẹ nhõm, chủ đế tư tưởng của chuyện vì thế được nổi bật

- Người đọc đồng cảm với thái độ, quan điểm của nhà văn, thái độ ca ngợi trí thức, tinh thần dân tộc, quan niệm ác giả ác báo

5. Soạn câu 5 trang 61 SGK Ngữ văn 10 đầy đủ

- "Chuyện chức phán sự đền Tản Viên" của Nguyễn Dữ có nhiều ý nghĩa nhưng chủ yếu là đề cao tinh thần khảng khái, cương trực, dám đấu tranh chống lại cái ác trừ hại cho dân qua hình tượng Ngô Tử Văn. một trí thức yêu chính nghĩa, dũng cảm, cương trực. Truyện thể hiện khát vọng công lí, niềm tin công lí, chính nghĩa nhất định sẽ chiến thắng.

Ngày:22/12/2020 Chia sẻ bởi:Denni

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM