Soạn bài Chí khí anh hùng Ngữ văn 10 đầy đủ

eLib xin gởi đến các em bài soạn Chí khí anh hùng. Nội dung bài này đã được biên soạn một cách đầy đủ và chi tiết nhất, nhằm giúp các em nắm được những nội dung và nghệ thuật trong đoạn trích. Mời các em cùng tham khảo nhé, chúc các em học tập tốt.

Soạn bài Chí khí anh hùng Ngữ văn 10 đầy đủ

1. Soạn câu 1 trang 114 SGK Ngữ văn 10 đầy đủ

- Hàm nghĩa của các cụm từ "lòng bốn phương" và "mặt phi thường":

+ Lòng bốn phương: (cụm từ ước lệ) chỉ chí khí anh hùng tung hoành thiên ha của bậc đại trượng phu ⇒ lí tưởng anh hùng thời đại, không bị ràng buộc bởi gia thất, chí hướng ra bốn phương trời, quyết mưu nghiệp lớn.

+ Mặt phi thường: quyết tâm tạo nên sự nghiệp xuất chúng, phi thường ⇒ niềm tin sắt đá của Từ Hải vào tương lai, sự nghiệp.

- Những từ ngữ Nguyễn Du sử dụng để biểu thị thái độ kính trọng Từ Hải:

+ Các từ ngữ sắc thái tôn xưng: trượng phu, lòng bốn phương, mặt phi thường,…

+ Từ ngữ chỉ hình ảnh kì vĩ, lớn lao: mười vạn tinh binh, bóng tinh rợp đường, gió mây bằng đã đến kì dặm khơi,…

+ Từ ngữ diễn tả hành động dứt khoát: thoắt, thẳng rong, dứt áo ra đi,…

2. Soạn câu 2 trang 114 SGK Ngữ văn 10 đầy đủ

- Từ Hải bộc lộ lí tưởng của mình qua lời nói với Thúy Kiều:

“Từ rằng: tâm phúc tương tri

Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi.”

- Qua ngôn ngữ của Từ Hải, có thể thấy, người anh hùng đã không hề quyến luyến, bịn rịn vì tình yêu mà quên lí tưởng cao cả.

“Từ rằng: tâm phúc tương tri

          …

Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi.”

- Thái độ và hành động của Từ Hải mạnh mẽ và quyết đoán, không chút do dự khi bị đặt vào tình thế phải lựa chọn giữa hạnh phúc riêng tư và lí tưởng.

- Lời hẹn ước của Từ Hải ngắn gọn, dứt khoát và chắc nịch đúng với khí phách anh hùng của một vị tướng quân uy vũ.

3. Soạn câu 3 trang 114 SGK Ngữ văn 10 đầy đủ

- Đặc điểm cách miêu tả người anh hùng Từ Hải:

+ Nhà thơ khắc họa những hình ảnh phóng túng, oai hùng: động lòng bốn phương, thanh gươm yên ngựa, lên đường thẳng rong, dứt áo ra đi,…

+ Sử dụng hệ thống từ ngữ chỉ người "trượng phu": trượng phu, mười vạn tinh binh, tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường,…

+ Ngôn ngữ đối thoại ước lệ, thậm xưng

⇒ Từ Hải là nhân vật lí tưởng thể hiện ước mơ công lí của Nguyễn Du nên không thể sử dụng bút pháp hiện thực mà phải sử dụng bút pháp lí tưởng hóa.

- Những người anh hùng là những nhân vật lí tưởng trong văn học trung đại. Các tác giả trung đại hình thành khuôn mẫu người anh hùng dựa vào bút pháp ước lệ và cảm hứng vũ trụ. Từ Hải cũng nằm trong hệ thống các nhân vật anh hùng của văn học trung đại, cũng được xây dựng trên bút pháp ước lệ và cảm hứng vũ trụ, song vẫn có những đặc điểm riêng rất người, khiến cho hình tượng Từ Hải tuy rất anh hùng nhưng cũng không quá xa lạ.

Ngày:28/12/2020 Chia sẻ bởi:Chương

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM