Soạn bài Cách lập ý của bài văn biểu cảm Ngữ văn 7 đầy đủ

eLib xin gửi đến các em nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em biết cách tạo ý cho bài văn biểu cảm, khơi nguồn cho mạch cảm xúc nảy sinh. Từ đó, các em sẽ có kĩ năng lập dàn ý cho bài văn biểu cảm. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Soạn bài Cách lập ý của bài văn biểu cảm Ngữ văn 7 đầy đủ

1. Soạn câu 1 trang 117 SGK Ngữ văn 7 đầy đủ

Nhận xét đoạn văn đã cho như sau:

- Đoạn văn có sự liên hệ hiện tại với tương lai rất cụ thể và rõ ràng, yếu tố biểu cảm là không thể thiếu.

- Quá trình liên tưởng nhằm nhấn mạnh hình ảnh cây tre luôn tồn tại mãi mãi trong lòng người Việt Nam.

- Tác giả đã bày tỏ tình cảm trân trọng, yêu mến cây tre - một loài cây có nhiều công dụng. Để thể hiện sự gắn bó "còn mãí” của cây tre, đoạn văn đã gợi nhắc quan hệ với loài cây này như bóng mát trên đường, tre mang khúc nhạc, tre làm cổng chào, đu tre bay bổng, sáo diều tre bay cao bằng sự liên tưởng và tưởng tượng của tác giả.

- Gợi nhắc quan hệ với sự vật cũng là cách bày tỏ tình cảm đối với sự vật.

2. Soạn câu 2 trang 118 SGK Ngữ văn 7 đầy đủ

Nhận xét cảm xúc của tác giả qua đoạn văn như sau:

- Đoạn văn đã trở nên sinh động hơn, khắc họa được tâm trạng của tác giả một cách rõ nét bằng việc sử dụng hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ về hiện tại.

- Sự say mê con gà đất của tác giả: đó là một trò chơi tuổi thơ rất kì diệu, mang màu sắc lung linh của tâm tưởng nhớ nhung.

- Hồi tưởng quá khứ khơi gợi lên mạch cảm xúc tuổi thơ như trở lại, mong manh dễ vỡ, tái sinh niềm vui kì diệu.

-> Nối kết thành công hiện tại với quá khứ, trình bày được sự vận động trong suy nghĩ, nhận thức của tác giả, bộc lộ được tình cảm của tác giả.

3. Soạn câu 3 trang 119 SGK Ngữ văn 7 đầy đủ

Hiệu quả nghệ thuật mà đoạn văn mang lại:

- Tác giả thể hiện niềm mong muốn của bản thân qua những tình huống được tưởng tượng, hứa hẹn và mong ước.

- Việc tưởng tượng ra tình huống cũng là cách nêu ra mong muốn, khao khát của bản thân.

- Có thể nhận thấy trong đoạn trích "Những tấm lòng cao cả" tác giả đã tưởng tượng ra những suy nghĩ thầm kín về người cô, nhờ việc tạo ra được tình huống tưởng tượng mà tác giả đã trình bày hết được những suy nghĩ thầm kín, tình cảm kính trọng, yêu quý với cô giáo.

- Nguyễn Tuân trình bày, biểu hiện cảm xúc của bản thân về tình yêu với thiên nhiên, cụ thể tình yêu Tổ quốc mà Nguyễn Tuân đã thể hiện.

- Mạch viết văn liên tục, tự nhiên, tránh được sự gượng gạo, khiên cưỡng và bộc lộ tình cảm nhờ đó tăng được tính chân thật.

4. Soạn câu 4 trang 120 SGK Ngữ văn 7 đầy đủ

- Tác giả đã thể hiện cảm xúc đối với nhân vật "u tôi" một cách chân thành và tha thiết. Hình ảnh "u tôi" đã được khắc hoạ đan lồng với những lời nhận xét sắc sảo, thấm đẫm tình thương yêu, tác giả đã thể hiện tình cảm sâu nặng của mình với người mẹ. Hình ảnh "u tôi" hiện ra càng rõ nét bao nhiêu, nhận xét càng chân thực, sắc sảo bao nhiêu thì tình thương yêu càng sâu sắc bấy nhiêu.

- Tác giả đã có sự quan sát và suy ngẫm để tái hiện hình ảnh nhân vật "u tôi" một cách chân thực nhất.

5. Soạn câu luyện tập trang 121 SGK Ngữ văn 7 đầy đủ

a. Cảm xúc về vườn nhà

- Mở bài: Giới thiệu về vườn nhà và cảm xúc của em đối với vườn nhà (yêu thương, gắn bó).

- Thân bài:

+ Miêu tả khái quát về vườn: diện tích khu vườn, cây cối, sự bày trí cảnh quan.

+ Vườn và cuộc sống vui buồn của gia đình.

+ Vườn và lao động của cha mẹ.

+ Vườn qua bốn mùa.

- Kết bài: Cảm xúc về vườn nhà.

b. Cảm xúc về con vật nuôi: con gà

- Mở bài: Giới thiệu về con vật nuôi cho em nhiều cảm xúc, thân thiết gắn bó với em.

- Thân bài:

+ Miêu tả qua về con vật nuôi đó: Hình dáng bên ngoài, màu lông, cân nặng, kích thước; Miêu tả chi tiết: Mắt, mũi, chân, thân mình, đuôi.

+ Nêu lai lịch, nguồn gốc của nó: do mua hay được tặng…

+ Thói quen thường ngày của con vật, sở thích của con vật đó.

+ Con vật nuôi gắn bó với em như thế nào? Kỉ niệm nào đáng nhớ với con vật nuôi đó?

+ Tình cảm của em dành cho con vật đó thế nào?

- Kết bài: Cảm xúc của em dành cho con vật đó.

c. Cảm xúc về người thân

- Xác định người thân đó là ai, mối quan hệ ruột, rà gắn bó của mình với người đó.

- Gợi tả lại những kỉ niệm, những ấn tượng khó quên mà mình đã có với người đó trong những năm tháng đã qua.

- Nêu lên sự khăng khít của mình với người thân đó trong mọi niềm vui, nỗi buồn trong sinh hoạt, trong học tập, vui chơi...

- Bày tỏ sự quan tâm, lòng mong muốn tình cảm thắm thiết đối với người thân đó.

d. Cảm nghĩ về mái trường thân yêu

- Ngôi trường của em trông như thế nào? Lịch sử hình thành ra sao?

- Kỉ niệm của em với bạn bè bên ngôi trường.

- Suy nghĩ sự đổi thay về cơ sở vật chất, về các thế hệ dạy và học trong trường. Từ đó thể hiện tình cảm, tâm trạng của em.

- Sự chăm sóc của tất cả mọi người trong trường và sự quan tâm của nhà nước với ngành giáo dục.

Ngày:23/10/2020 Chia sẻ bởi:Thi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM