Soạn bài Cách làm bài văn lập luận chứng minh Ngữ văn 7 tóm tắt

Nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em biết cách lập luận chứng minh trong một bài văn nghị luận. Đồng thời, bài soạn này còn giúp các em trau dồi thêm vốn từ phong phú cho bản thân. Chúc các em học tập thật tốt nhé!

Soạn bài Cách làm bài văn lập luận chứng minh Ngữ văn 7 tóm tắt

1. Soạn câu 1 trang 48 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt

Dàn ý của đề văn "Có chí thì nên":

a. Mở bài: Câu tục ngữ mang đến bài học ý nghĩa cho con người.

b. Thân bài:

- Chứng minh câu tục ngữ "Có chí thì nên" đúng đắn.

- Câu tục ngữ giúp con người không nản lòng trước thất bại.

- Khuyên con người nên rèn luyện chăm chỉ.

- Nêu dẫn chứng những người có chí đã vượt qua khó khăn.

c. Kết bài:

- Rèn luyện thái độ sống tích cực.

- Trau dồi kiến thức cho bản thân.

2. Soạn câu luyện tập trang 51 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt

Nhận xét chung về hai đề bài đã cho:

- Giống nhau: Luận điểm chính đều là khuyên răn con người sống phải có ý chí, nghị lực, niềm tin.

- Khác nhau:

+ Về cách thức diễn đạt: Đề văn mẫu luận điểm được nêu ra trực tiếp ngay trong câu tục ngữ, hai đề văn này luận điểm được thể hiện qua cách nói ẩn dụ, hình ảnh.

+ Về nội dung của câu tục ngữ “Có chí thì nên” nói đến sự kiên định, quyết tâm lớn lao của chúng ta sẽ làm nên thành công, “có công mài sắt có ngày nên kim” thiên về nói đến sự cần mẫn, kiên trì trong công việc. Bài thơ Khẳng định sức mạnh lớn lao của ý chí và quyết tâm, nếu không bền lòng thì sẽ không làm được việc gì.

Ngày:25/12/2020 Chia sẻ bởi:Ngoan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM