Soạn bài Các thao tác nghị luận Ngữ văn 10 đầy đủ

eLib xin giới thiệu đến các em bài soạn Các thao tác nghị luận, nội dung bài này đã được biên soạn bám sát chương trình SGK Ngữ văn 10. Để ôn tập lại các thao tác nghị luận đã học mời các em tham khảo bài soạn dưới đây nhé. Chúc các em học tập tốt!

Soạn bài Các thao tác nghị luận Ngữ văn 10 đầy đủ

1. Soạn câu 1 trang 131 SGK Ngữ văn 10 đầy đủ

a. 

- Sắp xếp theo thứ tự: tổng hợp, phân tích, quy nạp, diễn dịch.

- Phân tích và tổng hợp, diễn dịch và quy nạp là các cặp thao tác nghị luận vừa có quan hệ chặt chẽ với nhau, vừa đối lập với nhau.

b.

- Ở dẫn chứng rút ra từ lời tựa “Trích diễm thi tập” dùng thao tác phân tích.Nhằm chia nhận định chung thành cac mặt riêng biệt từ đó làm rõ nguyên nhân khiến thơ văn xưa không truyền lại được đến ngày nay.

- Ở dẫn chứng từ “Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất”:

+ Xét hai câu đầu: thao tác phân tích để xem xét hai mặt của mối quan hệ giữa hiền tài với đất nước.

+ Xét cả ba câu: từ hai câu đầu sang câu thứ ba đã chuyển từ phân tích sang diễn dịch. Dựa vào luận điểm vững chắc ‘Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” suy ra kết luận đầy thuyết phục- phải coi trọng việc bồi đắp nguyên khí, gây dựng nhân tài.

c. 

- Ở dẫn chứng rút ra từ lời tựa “Trích diễm thi tập” dùng thao tác tổng hợp nhằm thâu tóm những ý bộ phận vào một kết luận chung, khiến cho kết luận ấy bao gồm được sức nặng của các luận điểm riêng trên đó.

- Dẫn chứng từ “Hịch tướng sĩ” dùng thao tác quy nạp. Nhờ những dẫn chứng khác nhau được sử dụng ở đó làm cho kết luận “Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ bỏ mình vì nước, đời nào không có” có sức thuyết phục tin cậy cao.

d.

- Nhận định 1 đúng khi tiền đề và cách suy luận của diễn dịch phải chân thực, chính xác. Lúc này kết luận sẽ mang tính tất yếu, không cần chứng mình mà không thể bác bỏ.

- Nhận định 2 chưa chính xác: Khi sự quy nạp còn chưa đầy đủ thì mối liên hệ giữa tiền đề và kết luận còn chưa chắc chắn, tính xác thực của kết luận còn phải nhờ thực tiễn chứng minh.

- Nhận định thứ 3 đúng: vì có tổng hợp sau phân tích thì công việc xem xét, tìm hiểu một sự vật hiện tượng mới thực sự hoàn thành.

2. Soạn câu 2 trang 133 SGK Ngữ văn 10 đầy đủ

a. Trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, tác giả đã sử dụng thao tác so sánh để có thể nhìn ra sự khác nhau và giống nhau của tinh thần yêu nước

b. Trong đoạn văn bàn về việc so sánh đức nhà Lí và nhà Lê nhằm mục đích nhấn mạnh sự khác biệt giữa vua Lý Thái Tổ và Lê Đại Hành qua việc “dẹp gian bên trong, đánh giặc bên ngoài” và “ân uy rõ rệt, lòng người vui vẻ suy tôn, làm cho vận nước lâu dài”

c. Vẫn còn nhiều nghi ngờ và thắc mắc xoay quanh thao tác lập luận so sánh nhưng điều đó đúng vì so sánh không thể đảm bảo được sự tương đồng hoặc tương phản hoàn toàn nó chỉ có thể mở rộng và làm sâu vấn đề hơn.

Để sử dụng thao tác lập luận so sánh ta cần chú ý

  • Những đối tượng được so sánh phải có mối liên quan đến nhau về một phương diện nào đó

  • Sự so sánh phải dựa trên những tiêu chí nhất định hướng đến vấn đề

  • Những kết luận được đúc rút từ sự so sánh phải  có ý nghĩa nhất định hướng đến làm sáng tỏ và sâu sắc vấn đề đặt ra

3. Soạn câu 1 luyện tập trang 134 SGK Ngữ văn 10 đầy đủ

- Tác giả muốn chứng minh : Thơ Nôm Nguyễn Trãi đã tiếp thu nhiều thành tựu của văn hoá dân gian, văn học dân gian.

- Thao tác nghị luận chủ yếu được sử dụng là phân tích và quy nạp

+ Luận điểm chung được tác giả phân chia thành những bộ phận nhỏ (thi liệu dân gian, ngôn ngữ dân gian, ...).

+ Câu cuối cùng của đoạn trích sử dụng thao tác quy nạp

- Cái hay của cách dùng các thao tác nghị luận :

+ Xem xét sự việc thấu đáo nhờ phân tích

+ Tư tưởng đoạn trích được nâng lên cao hơn nhờ quy nạp.

4. Soạn câu 2 luyện tập trang 135 SGK Ngữ văn 10 đầy đủ

Viết một đoạn văn nghị luận sao cho đạt được các yêu cầu sau đây:

- Đoạn văn đề cập tới một vấn đề đang đặt ra cấp thiết trong đời sống.

- Sử dụng có hiệu quả một hoặc nhiều thao tác nghị luận đã học.

Tham khảo bài sau để viết đoạn văn của mình:

Ô nhiễm môi trường là một trong những vấn đề toàn cầu nóng bỏng của toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Phần lớn môi trường sống bị hủy hoại do các hoạt động của con người như khai thác tài nguyên thiên nhiên cho các sản xuất công nghiệp và sự đô thị hóa. Hàng năm có hàng triệu tấn rác thải không phân hủy vứt bữa bãi khắp nơi làm tắc cống rãnh và giết chết các loài sinh vật. Những cánh rừng ở đầu nguồn cũng dần dần vắng bóng khiến cho nạn lũ lụt, lở đất ngày càng hoành hành, dữ dội hơn. Quá trình công nghiệp hóa phát triển làm nguồn nước ngầm cũng bị ô nhiễm nặng. Đặc biệt là các ngành phát triển công nghiệp thải ra không khí khói bụi gây ô nhiễm bầu khí quyển và làm thủng tầng ozon. Ô nhiễm môi trường đang là hồi chuông cảnh báo rung lên đối với sự sống của chính con người, hãy biết bảo vệ và chung sức cứu lấy môi trường.

Ngày:30/12/2020 Chia sẻ bởi:Xuân Quỳnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM