Soạn bài Ánh trăng Ngữ văn 9 siêu ngắn

Bài thơ Ánh trăng rất có ý nghĩa, như lời nhắc nhở củng cố người đọc cần có thái độ “uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ. Dưới đây eLib sẽ hướng dẫn các em soạn bài Ánh trăng của Nguyễn Duy lớp 9.

Soạn bài Ánh trăng Ngữ văn 9 siêu ngắn

1. Soạn câu 1 trang 157 SGK Ngữ văn 9 siêu ngắn

Bố cục gồm 3 phần:

  • Phần 1 (2 khổ đầu): thời quá khứ trăng cùng người gắn bó

  • Phần 2 (2 khổ giữa):  thời hiện tại con người bội bạc với vầng trăng

  • Phần 3 (2 khổ cuối): sự ăn năn của con người khi gặp lại vầng trăng tình nghĩa

- Bước ngoặt để tác giả bộ lộ cảm xúc chính là khi đã coi vầng trăng như người dưng qua đường, thì bỗng mất điện, gặp lại vầng trăng tròn. Trăng vẫn tròn vành vạnh, vẫn lặng im soi sáng, không kể gì đến sự vô tình của người đã coi mình là người dung. Điều đó khiến con người phải giật mình nhìn lại. Đó chính là chỗ thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm.

2. Soạn câu 2 trang 157 SGK Ngữ văn 9 siêu ngắn

- Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ mang những tầng nghĩa sau:

+Là thiên nhiên tươi đẹp: trăng vừa  là trăng nhưng đồng thời trăng cũng là sông, là bể, là đồng, là thiên nhiên bao dung gần gũi, gắn bó với cuộc sống con người như một phần không thể thiếu.

+ Là tuổi thơ ngọt ngào: trăng là biểu tượng cho quá khứ, cái thời còn được ngụp lặn trong dòng sông tuổi thơ, được “trần trụi với thiên nhiên, hồn nhiên như cây cỏ”.

+ Là quá khứ của thời chiến đấu: đó là thời “ hồi chiến tranh ở rừng” trăng và người gắn bó thân thiết, quan hệ thân tình khăng khít, mấy ai có thể quên.

+ Là tình nghĩa thủy chung: đây là điều được tập trung thể hiện ở khổ thơ cuối bài, nó làm cho bài thơ có chiều sâu về triết lí và tư tưởng.

“Trăng cứ tròn vành vạnh

Kể chi người vô tình

Ánh trăng im phăng phắc

Đủ cho ta giật mình”

3. Soạn câu 3 trang 157 SGK Ngữ văn 9 siêu ngắn

- Hiện tại, về thành phố sống với các tiện nghi, cửa gương, điện sáng. Vầng trăng bị lu mờ coi như người dưng qua đường. Nhờ mất điện mà gặp lại vầng tẳng, giật mình về thái độ sống vô tình của mình. Chính sự giật mình là một yếu tố quan trọng. nó là sự bừng thức để soi lại bản thân, xét lại cách sống vô tình, dửng dưng quay lưng với quá khứ tốt đẹp, tình nghĩa.

- Nhịp thơ tự nhiên, giọng điệu tâm tình. Tất cả những điều đó góp phần quan trọng trong việc bộc lộ những cảm xúc sâu sa của một người lính khi nghĩ về chiến tranh về quá khứ.

4. Soạn câu 4 trang 157 SGK Ngữ văn 9 siêu ngắn

Thời điểm ra đời của bài thơ: căn cứ nội dung bài thơ ta có thể xác định được thời điểm bài thơ ra đời là khoảng thời gian gần sau đại thắng 1975
Chủ đề bài thơ: bài thờ là lời nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính. Chủ đề bài thơ liên quan đến đạo lí thủy chung, ân tình của con người Việt Nam “uống nước nhớ nguồn”

5. Soạn câu 1 luyện tập trang 157 SGK Ngữ văn 9 siêu ngắn

- Gợi ý: sử dụng ngôi kể hợp lí và diễn cảm bằng cảm xúc chân thật và logic với mạch trong bài.

Tôi đã được sinh ra và lớn lên ở một vùng quê - nơi kí ức tuổi thơ của tôi gắn liền với những hình ảnh quen thuộc: với những cánh đồng, những dòng sông đỏ nặng phù sa, với biển cả mênh mông bạt ngàn. Và đặc biệt hơn là trong những cánh rừng sặc mùi bom đạn. Người bạn thân nhất đã đồng hành cùng tôi trong suốt chặng hành trình gian lao, cực khổ, chính là ánh trăng tình nghĩa.

Ngày:10/10/2020 Chia sẻ bởi:ngan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM