Soạn bài Ánh trăng Ngữ văn 9 đầy đủ
Bài soạn Ánh trăng Ngữ văn 9 tập 1 giúp các em nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ, đồng thời rèn luyện cho các em kĩ năng cảm nhận và phân tích một tác phẩm. eLib đã biên soạn nội dung bài thơ này một cách đầy đủ và chi tiết nhất, mời các em tham khảo, chúc các em học tập tốt.
Mục lục nội dung
1. Soạn câu 1 trang 157 SGK Ngữ văn 9 đầy đủ
- Bài thơ gồm 6 khổ thơ, được chia làm 3 phần:
-
Ba khổ thơ đầu tác giả kể lại tuổi thơ và khi đi lính làm bạn với ánh trăng, sau đó là sự thay đổi của cuộc sống trong hoà bình.
-
Khổ thứ 4 là sự xuất hiện đột ngột của vầng trăng.
-
Hai khổ cuối thể hiện cảm xúc, suy tư của nhà thơ về những năm tháng tuổi thơ, năm tháng là ngưòi lính và những suy tư về cuộc đời.
- Bài thơ như một câu chuyện nhỏ kể theo một trình tự thời gian từ quá khứ đến hiện tại nên bài thơ giàu cảm xúc trữ tình và có cả yếu tố tự sự đan xen. Qua ánh trăng thiên nhiên, tác giả đã bộc lộ cảm xúc; tâm trạng của mình về những năm tháng đã qua và năm tháng của hiện tại.
2. Soạn câu 2 trang 157 SGK Ngữ văn 9 đầy đủ
- Hình ảnh vầng trăng mang nhiều tầng ý nghĩa. Ánh trăng trở thành một biểu tượng để tác giả gửi gắm dòng cảm xúc của mình. Vầng trăng xuất hiện trong hai thời điểm khác nhau: ánh trăng gắn bó với nhà thơ hồi nhỏ, hồi chiến tranh và sự vô tình của tác giả với trăng khi về thành phố. Trong quá khứ của tuổi thơ, của cuộc đời người lính, trăng là hình ảnh thiên nhiên tươi tắn:
"Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ."
- Khi ở núi rừng gắn bó với cuộc đời lính, ánh trăng trở thành “tri kỉ”, “vầng trăng tình nghĩa”, vầng trăng thiên nhiên là người bạn đồng hành soi sáng nơi rừng núi, trăng vừa hồn nhiên, vừa gần gũi thân quen như cỏ cây quen thuộc. Ánh trăng được nhắc đến vừa bình dị, vừa nghĩa tình mà tác giả “ngỡ không bao giờ quên”. Song, sau khi về thành phố, sống một cuộc sống mới đầy đủ “ánh điện”, “cửa gương” tác giả đã vô tình quên mất “vầng trăng tình nghĩa” ấy. Cuộc sống hiện đại bộn bề công việc, cuốn con người đi theo, chỉ cần một sự vô tình, con người có thể quên đi những phút giây đáng nhớ hay những kĩ niệm êm đẹp một thời. Có ánh điện chiếu sáng rồi, vầng trăng không còn được chú ý đến nữa. Cuộc sống đã thay đổi, còn ánh trăng vẫn thế, vẫn chiếu sáng nơi nơi. Trăng vẫn là trăng của trời, biến, núi rừng ngày nào, nhưng giờ đây nơi cuộc sống đô thị, trăng đã thành “người dưng qua đường“. Trăng từ người “tri kỉ”, “tình nghĩa” đã trở thành “người dưng qua đường”, không có ai, kể cả tác giả, còn để ý đến vầng trăng nữa.
- Và rồi cuộc sống cứ thế trôi qua, trôi qua đến lúc thành phố mất điện, các toà nhà cao tầng bỗng tối om, vầng trăng mới đột ngột xuất hiện. Trong khoảnh khắc ấy, nhà thơ như gặp lại chính mình, gặp lại tuổi thơ, gặp lại vầng trăng tình nghĩa ngày xưa.
"mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng."
- Ánh trăng đã ùa vào tâm trí nhà thơ với niềm cảm xúc rưng rưng. Trong mạch cảm xúc, suy tư ấy, vầng trăng mang một ý nghĩa biểu tượng đặc biệt. Trăng “cứ tròn vành vạnh”, vẫn tròn trịa đầy ân tình, vẫn trước sau thuỷ chung như một, vẫn hoàn thiện thế, vẫn đẹp, bình dị dù con người có vô tình. Để một ngày kia bất chợt nhìn lại, bản thân ta giật mình trưốc ánh trăng lặng im không nói. Ánh trăng không còn dừng lại ở hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp, hồn nhiên nữa, mà là biểu tượng cho quá khứ đẹp đẽ, cho những ngày gian nan nên vầng trăng vẫn còn nguyên vẹn không thể phai mờ. Ánh trăng là một nhân chứng, một tấm gương chiếu rọi về cuộc sông, quá khứ, hiện tại và cả tương lai.
- Cuộc sống dù có đổi khác nhưng vầng trăng vẫn “tròn vành vạnh” để nhắc nhở chúng ta luôn tưởng nhớ về quá ‘khứ, về kỉ niệm của những năm tháng đã đi qua. Khổ thơ cuối trong bài thơ đã thể hiện tập trung nhất ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh trăng cũng như chiều sâu tư tưởng triết lí của tác phẩm.
3. Soạn câu 3 trang 157 SGK Ngữ văn 9 đầy đủ
Bài thơ có sự kết hợp hài hoà giữa yếu tố tự sự và trữ tình, như một câu chuyện riêng của tác giả nhưng lại trở thành chuyện chung của một thê hệ. Bài thơ viết theo thể thơ 5 chữ, mạch thơ tuôn chảy tự nhiên, giọng điệu tâm tình sâu lắng, nhịp nhàng theo lòi kể, lúc thì trào dâng cảm xúc dào dạt, lúc lại trầm lắng, suy tư. Giọng điệu và kết cấu bài thơ đã làm nổi bật chủ đề của tác phẩm. Bài thơ giàu cảm xúc, có sức truyền cảm cao đến người đọc.
4. Soạn câu 4 trang 157 SGK Ngữ văn 9 đầy đủ
- Ánh trăng là một bài thơ mộc mạc, giản dị nhưng là lời nhắc nhỏ nghiêm khắc với chúng ta về những kỉ niệm, những ân tình, những năm tháng quá khứ gian lao đã qua.
- Từ câu chuyện tâm tình của một người đã trở thành chuyện của muôn người, chuyện của cả một thế hệ. Tuổi thơ nghèo khó đã qua, những năm tháng gian lao, khắc nghiệt của cuộc chiến tranh đã đi qua, cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, với núi rừng cũng qua đi. Đất nước đã hoà bình, cuộc sống hiện đại cuốn con người đi cùng với những bề bộn công việc, con người dễ lãng quên quá khứ, quên chính bản thân mình.
- Bài thơ là lời tự nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hoà và nêu lên một đạo lí sống, lẽ sống của người Việt Nam “Có trước có sau”, “Uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thuỷ chung cùng quá khứ, khi sung sướng không quên lúc cơ hàn.
- Nguyễn Duy thuộc thế hệ nhà thơ quân đội trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc. Thế hệ Nguyễn Duy từng trải qua những năm tháng gian lao, khắc nghiệt, từng sống giữa núi rừng thiên nhiên tình nghĩa, sông giữa tình đồng đội và tình bao bọc của nhân dân.
- Nhà thơ đứng trên mảnh đất hôm nay để ngẫm lại quá khứ đã qua, và đi từ tâm trạng riêng đến tiếng nói chung của mọi người, vầng trăng trong bài thơ mang tính biểu tượng, trăng không chỉ là thiên nhiên mà còn là quá khứ tình nghĩa. Vì vậy, bài thơ gợi nhắc mọi người nhớ về cội nguồn và trở về với lẽ sống chung thuỷ tình nghĩa.
5. Soạn câu 1 luyện tập trang 157 SGK Ngữ văn 9 đầy đủ
Tuổi thơ của tôi gắn bó với làng quê, với những cánh đồng thơm hương lúa chín, với dòng sông êm đềm nơi tôi tắm mát những ngày thơ dại. Mỗi đêm, trên chiếc chõng tre, bà thường kể tôi nghe bao câu chuyện cổ tích ngọt ngào dưới ánh trăng hiền hòa. Ánh trăng như người bạn thuở thiên thiếu, đã lớn lên cùng tôi nơi làng quê thanh tịnh.
Năm tháng ấy cứ êm đềm trôi qua. Rồi đất nước bỗng lâm cảnh chiến tranh loạn lạc, tôi lên đường chiến đấu theo tiếng gọi của quê hương. Nơi rừng xa thanh vắng, nơi ranh giới mong manh giữa sự sống và cái chết. Tôi nhớ làng quê, nhớ gia đình. Ngước lên ánh trăng trên cao, trăng tỏa sáng dịu hiền như muốn chia sẻ những nỗi buồn cùng tôi. Giữa cuộc sống trần trụi với thiên nhiên, cỏ cây, trăng như người bạn tri âm tri kỉ, đã cùng tôi đi qua những ngay chiến đấu gian khổ. Có lẽ tôi sẽ chẳng bao giờ quên được vầng trăng tình nghĩa, đã luôn đồng hành cùng tôi trong cuộc đời.
Vậy mà, chiến tranh kết thúc, hòa bình lập lại. Tôi trở về thành phố, những ngôi nhà ống san sát, những ánh đèn cao áp, cuộc sống đầy đủ tiện nghi vật chất đã lôi cuốn tôi. Những kí ức năm xưa về làng quê với ánh trăng thanh bình, tôi đã dần lãng quên.
Rồi một đêm tối nọ, bỗng ánh đèn khắp thành phố vụt tắt, không khí trở nên ngột ngạt hơn. Tôi đưa tay mở tung cánh cửa sổ. Lạ thay, ánh sáng chiếu vào tôi lúc nào dịu mát làm sao, đó không phải là ánh đèn điện nóng bức ngày hè. Đó là ánh trăng - vầng trăng tròn vành vạnh tỏa sáng trên bầu trời đêm. Tôi với trăng, mặt đối mặt, nhìn nhau, thật lâu. Bỗng, trong lòng tôi có cái gì đó rưng rưng, Bao nhiêu ký ức chợt ùa về. Hình ảnh của những cánh đồng bao la, những dòng sông, những hồ bể, những cánh rừng cứ hiện lên trong đầu tôi.
Bao năm trôi qua, mái tóc tôi đã điểm hoa râm nhưng trăng vẫn không thay đổi, vẫn tròn vành vạnh như lúc xưa. Trăng vẫn đứng im trên bầu trời trong xanh, tỏa sáng khắp nhân gian. Trăng vẫn như chờ tôi bên ngoài cửa sổ biết bao năm nay. Tôi đã quá thờ ơ với trăng, đã vô tình quên đi những kỷ niệm đẹp đẽ giữa trăng và tôi. Trăng cứ nhìn tôi, im lặng. Tôi bỗng giật mình. Sự im lặng của trăng cứ như một lời trách móc tôi, oán hận tôi vì sao đã quên đi người bạn tri kỷ.
Phải chăng tôi đã quá vô tình, sống nơi thị thành xa hoa giàu có mà đã lãng quên đi tuổi thơ nghèo khó, quên đi người bạn đã gắn bó thủy chung bên mình, quên đi bao tháng ngày tuổi trẻ. Lòng tôi nghẹn đắng, giọt nước mắt như trực trào ra. Và tôi đã hứa, lời hứa thật lòng, khắc sâu trong đầu tôi, là không bao giờ được quên đi ánh trăng – người bạn ân nghĩa, thủy chung đã gắn bó cùng tôi suốt thời thơ ấu và cả chặng đường chiến đấu gian lao vất vả trong quá khứ.
Tham khảo thêm
- doc Soạn bài Phong cách Hồ Chí Minh Ngữ Văn đầy đủ
- doc Soạn bài Các phương châm hội thoại Ngữ Văn 9 đầy đủ
- doc Soạn bài Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh đầy đủ
- doc Soạn bài Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh Ngữ văn 9 đầy đủ
- doc Soạn bài Đấu tranh cho một thế giới hòa bình Ngữ Văn 9 đầy đủ
- doc Soạn bài Các phương châm hội thoại (tiếp theo) Ngữ Văn 9 đầy đủ
- doc Soạn bài Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh Ngữ Văn 9 đầy đủ
- doc Soạn bài Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh Ngữ Văn 9 đầy đủ
- doc Soạn bài Tuyên bố thế giới về sự sống còn quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em
- doc Soạn bài Các phương châm hội thoại (tt) Ngữ Văn 9 đầy đủ
- doc Soạn bài Xưng hô trong hội thoại Ngữ văn 9 đầy đủ
- doc Soạn bài Viết bài làm văn số 1: Văn thuyết minh Ngữ văn 9 đầy đủ
- doc Soạn bài Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh Ngữ văn 9 đầy đủ
- doc Soạn bài Hoàng Lê nhất thống chí Ngữ văn 9 đầy đủ
- doc Soạn bài Sự phát triển của từ vựng (tt) Ngữ văn 9 đầy đủ
- doc Soạn bài Truyện Kiều của Nguyễn Du Ngữ văn 9 đầy đủ
- doc Soạn bài Cảnh ngày xuân Ngữ văn 9 đầy đủ
- doc Soạn bài Chị em Thuý Kiều Ngữ văn 9 đầy đủ
- doc Soạn bài Cảnh ngày xuân Ngữ văn 9 đầy đủ
- doc Soạn bài Thuật ngữ Ngữ văn 9 đầy đủ
- doc Soạn bài Miêu tả trong văn bản tự sự Ngữ văn 9 đầy đủ
- doc Soạn bài Trau dồi vốn từ Ngữ văn 9 đầy đủ
- doc Soạn bài Kiều ở lầu Ngưng Bích Ngữ văn 9 đầy đủ
- doc Soạn bài Mã Giám Sinh mua Kiều Ngữ văn 9 đầy đủ
- doc Soạn bài Viết bài tập làm văn số 2 - Văn tự sự Ngữ văn 9 đầy đủ
- doc Soạn bài Thúy Kiều báo ân báo oán Ngữ văn 9 đầy đủ
- doc Soạn bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga Ngữ văn 9 đầy đủ
- doc Soạn bài Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự Ngữ văn 9 đầy đủ
- doc Soạn bài Lục Vân Tiên gặp nạn Ngữ văn 9 đầy đủ
- doc Soạn văn Chương trình địa phương (phần văn) Ngữ văn 9 đầy đủ
- doc Soạn bài tổng kết từ vựng Ngữ văn 9 đầy đủ
- doc Soạn bài Đồng chí đầy đủ Ngữ văn 9
- doc Soạn bài Bài thơ tiểu đội xe không kính Ngữ văn 9 đầy đủ
- doc Soạn bài Tổng kết từ vựng (tiếp theo) Ngữ văn 9 đầy đủ
- doc Soạn bài Nghị luận trong văn bản tự sự Ngữ văn 9 đầy đủ
- doc Soạn bài Đoàn thuyền đánh cá Ngữ văn 9 đầy đủ
- doc Soạn bài Bếp lửa Ngữ văn 9 đầy đủ
- doc Soạn bài Tổng kết từ vựng (tiếp theo) Ngữ văn 9 đầy đủ
- doc Soạn bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ Ngữ văn 9 đầy đủ
- doc Soạn bài Tập làm thơ tám chữ Ngữ văn 9 đầy đủ
- doc Soạn bài Tổng kết từ vựng (luyện tập tổng hợp) Ngữ văn 9 đầy đủ
- doc Soạn bài Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận Ngữ văn 9
- doc Soạn bài Làng Ngữ văn 9 đầy đủ
- doc Soạn bài Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt) Ngữ văn 9 đầy đủ
- doc Soạn bài Đối thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự Ngữ văn 9 đầy đủ
- doc Soạn bài Luyện nói: tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm Ngữ văn 9 đầy đủ
- doc Soạn bài Lặng lẽ Sapa Ngữ văn 9 đầy đủ
- doc Soạn bài Viết bài tập làm văn số 3 Ngữ văn 9 đầy đủ
- doc Soạn bài Ôn tập phần tiếng Việt Ngữ văn 9 đầy đủ
- doc Soạn bài Người kể chuyện trong văn bản tự sự Ngữ văn 9 đầy đủ
- doc Soạn bài Chiếc lược ngà Ngữ văn 9 đầy đủ
- doc Soạn bài Ôn tập phần Tập làm văn Ngữ văn 9 đầy đủ
- doc Soạn bài Cố hương Ngữ văn 9 đầy đủ
- doc Soạn bài Ôn tập phần Tập làm văn (tiếp theo) Ngữ văn 9 đầy đủ
- doc Soạn bài Những đứa trẻ Ngữ văn 9 đầy đủ