Soạn bài Ẩn dụ Ngữ văn 6 tóm tắt
eLib xin gửi đến các em nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em biết cách sử dụng phép tu từ ẩn dụ trong văn nói và văn viết một cách phù hợp. Mời các em cùng tham khảo nhé!
Mục lục nội dung
1.1. Soạn câu 1 trang 68 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt
1.2. Soạn câu 2 trang 68 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt
2.1. Soạn câu 1 trang 68 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt
2.2. Soạn câu 2 trang 69 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt
2.3. Soạn câu 3 trang 69 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt
3.1. Soạn câu 1 trang 69 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt
1. Ẩn dụ là gì?
1.1. Soạn câu 1 trang 68 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt
- Trong ngữ liệu đã cho có sử dụng phép tu từ ẩn dụ ở cụm từ "người cha" nhằm ý nói đến Bác như người cha già kính yêu của dân tộc.
- Có thể ví như vậy bởi tình yêu thương của Bác Hồ dành cho các anh đội viên cũng như tình cảm người cha dành cho các con.
1.2. Soạn câu 2 trang 68 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt
- Giống: Nếu chúng ta liên tưởng và viết thành câu Bác Hồ là người Cha của dân tộc Việt Nam.
- Khác nhau:
+ Phép so sánh: xuất hiện cả 2 vế A (vế được so sánh) và B (vế dùng để so sánh).
+ Phép ẩn dụ: lược bỏ vế A chỉ có vế B => Phép so sánh ngầm.
2. Các kiểu ẩn dụ
2.1. Soạn câu 1 trang 68 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt
- Từ “thắp” dùng để làm cho ngọn lửa cháy lên thì phải có hành động này.
- "Lửa hồng": hiện tượng lửa cháy mạnh.
-> Cách sử dụng những cụm từ trên trong ngữ liệu đã cho thì được hiểu theo nghĩa ẩn dụ, cụ thể là những hành động như thắp, màu của lửa hồng đều hướng đến những hình ảnh đẹp, rực rỡ và ấm áp của hàng râm bụt trước cửa nhà Bác.
2.2. Soạn câu 2 trang 69 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt
- Cụm từ "nắng giòn tan" đã khiến câu văn giàu sức gợi hình và gợi cảm cao. Cụm từ này chính là phép tu từ ẩn dụ trong ngữ liệu đã cho. Kết hợp từ “nắng giòn tan” là sự chuyển đổi cảm giác từ thị giác chuyển sang vị giác, tạo ra lối diễn đạt thú vị, giàu ý nghĩa.
2.3. Soạn câu 3 trang 69 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt
Những cách thức thực hiện phép ẩn dụ là:
- Ẩn dụ dựa vào sự tương đồng về hình thức giữa các sự vật, hiện tượng -> ẩn dụ hình thức.
- Ẩn dụ dựa vào sự tương đồng về cách thức thực hiện hành động -> ẩn dụ cách thức.
- Ẩn dụ dựa vào sự tương đồng về phẩm chất giữa các sự vật, hiện tượng -> ẩn dụ phẩm chất.
- Ẩn dụ dựa vào sự tương đồng về cảm giác -> ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
3. Luyện tập
3.1. Soạn câu 1 trang 69 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt
- Cách 1: Đối với cách này thì chỉ là miêu tả thông thường, không có phép ẩn dụ nào cả.
- Cách 2: Có sử dụng phép so sánh thông qua từ “như”, giúp người đọc hiểu rõ tâm tư tình cảm của người viết về Bác Hồ.
- Cách 3: Phép ẩn dụ giúp câu thơ hàm súc, cô đọng, vừa thể hiện tình yêu tâm tư, sâu nặng của người viết với Bác.
3.2. Soạn câu 2 trang 70 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt
a. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây:
- Quả: thành quả, giá trị được tạo ra.
- Kẻ trồng cây: người tạo ra giá trị.
b. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng:
- Mực: ẩn dụ cho những môi trường, những người xấu.
- Đèn: ẩn dụ cho nơi tốt đẹp, người tốt đẹp sẽ giúp ta học được thói quen tốt, đức tính tốt.
c. Thuyền về có nhớ bến chăng/ Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền:
- Thuyền: ẩn dụ cho ra đi - người con trai.
- Bến: ẩn dụ cho người ở lại - người con gái.
d. Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng/ Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ:
- Mặt trời: dùng để chỉ Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại, kính yêu của dân tộc Việt Nam, người mang lại nguồn sống cho mọi người.
3.3. Soạn câu 3 trang 70 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt
Liệt kê những ẩn dụ chuyển đổi cảm giác có trong những ngữ liệu sau:
a. "Thấy mùi mồ hôi chín chảy qua mặt" -> từ khứu giác chuyển sang thị giác.
b. "Ánh nắng chảy đầy vai" -> từ xúc giác chuyển sang thị giác.
c. "Tiếng rơi rất mỏng" -> từ thính giác chuyển thành xúc giác.
d. "Ướt tiếng cười của bố" -> từ xúc giác, thị giác chuyển thành thính giác.
Tham khảo thêm
- doc Soạn bài Bài học đường đời đầu tiên Ngữ văn 6 tóm tắt
- doc Soạn bài Phó từ Ngữ văn 6 tóm tắt
- doc Soạn bài Tìm hiểu chung về văn miêu tả Ngữ văn 6 tóm tắt
- doc Soạn bài Sông nước Cà Mau Ngữ văn 6 tóm tắt
- doc Soạn bài So sánh Ngữ văn 6 tóm tắt
- doc Soạn bài Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả Ngữ văn 6 tóm tắt
- doc Soạn bài Bức tranh của em gái tôi Ngữ văn 6 tóm tắt
- doc Soạn bài Luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả Ngữ văn 6 tóm tắt
- doc Soạn bài Vượt thác Ngữ văn 6 tóm tắt
- doc Soạn bài So sánh (tiếp theo) Ngữ văn 6 tóm tắt
- doc Soạn bài Phương pháp tả cảnh Ngữ văn 6 tóm tắt
- doc Soạn bài Buổi học cuối cùng Ngữ văn 6 tóm tắt
- doc Soạn bài Nhân hóa Ngữ văn 6 tóm tắt
- doc Soạn bài Phương pháp tả người Ngữ văn 6 tóm tắt
- doc Soạn bài Đêm nay Bác không ngủ Ngữ văn 6 tóm tắt
- doc Soạn bài Luyện nói về văn miêu tả Ngữ văn 6 tóm tắt
- doc Soạn bài Lượm Ngữ văn 6 tóm tắt
- doc Soạn bài Mưa Ngữ văn 6 tóm tắt
- doc Soạn bài Hoán dụ Ngữ văn 6 tóm tắt
- doc Soạn bài Tập làm thơ bốn chữ Ngữ văn 6 tóm tắt
- doc Soạn bài Cô Tô Ngữ văn 6 tóm tắt
- doc Soạn bài Các thành phần chính của câu Ngữ văn 6 tóm tắt
- doc Soạn bài Cây tre Việt Nam Ngữ văn 6 tóm tắt
- doc Soạn bài Câu trần thuật đơn Ngữ văn 6 tóm tắt
- doc Soạn bài Hoạt động Ngữ văn: Thi làm thơ năm chữ Ngữ văn 6 tóm tắt
- doc Soạn bài Lòng yêu nước Ngữ văn 6 tóm tắt
- doc Soạn bài Lao xao Ngữ văn 6 tóm tắt
- doc Soạn bài Câu trần thuật đơn có từ là Ngữ văn 6 tóm tắt
- doc Soạn bài Ôn tập truyện và kí Ngữ văn 6 tóm tắt
- doc Soạn bài Câu trần thuật đơn không có từ là Ngữ văn 6 tóm tắt
- doc Soạn bài Ôn tập văn miêu tả Ngữ văn 6 tóm tắt
- doc Soạn bài Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử Ngữ văn 6 tóm tắt
- doc Soạn bài Chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ Ngữ văn 6 tóm tắt
- doc Soạn bài Viết đơn Ngữ văn 6 tóm tắt
- doc Soạn bài Bức thư của thủ lĩnh da đỏ Ngữ văn 6 tóm tắt
- doc Soạn bài Chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ (tiếp theo) Ngữ văn 6 tóm tắt
- doc Soạn bài Luyện tập cách viết đơn và sửa lỗi Ngữ văn 6 tóm tắt
- doc Soạn bài Động Phong Nha Ngữ văn 6 tóm tắt
- doc Soạn bài Ôn tập về dấu câu (dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than) Ngữ văn 6 tóm tắt
- doc Soạn bài Tổng kết phần văn Ngữ văn 6 tóm tắt
- doc Soạn bài Ôn tập về dấu câu (dấu phẩy) Ngữ văn 6 tóm tắt