So sánh (tiếp theo) Ngữ văn 6
Nội dung bài So sánh (tiếp theo) dưới đây nhằm giúp các em nắm được các kiểu so sánh. Đồng thời, bài học này còn giúp các em nêu được tác dụng của phép so sánh trong một văn bản cụ thể. Mời các em cùng tham khảo nhé!
Mục lục nội dung
1. Các kiểu so sánh
- Có hai kiểu so sánh: So sánh ngang bằng và so sánh không ngang bằng.
- Ví dụ:
+ So sánh ngang bằng: Trời xanh trong điểm những áng mây bồng bềnh trôi như má thiếu nữ ngày xuân.
+ So sánh không ngang bằng: Tình yêu thương đối với các em học sinh của thầy cô giáo còn rộng lớn hơn biển cả.
2. Tác dụng của so sánh
- So sánh có tác dụng gợi hình giúp cho việc miêu tả sự vật, sự việc được cụ thể, sinh động.
- So sánh có tác dụng giúp biểu hiện tư tưởng, tình cảm một cách sâu sắc.
3. Luyện tập
Câu 1: Em hãy phân loại và nêu tác dụng của các kiểu so sánh trong những ngữ liệu dưới đây:
(1) “Người là cha, là bác, là anh
Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ”.
(Sáng tháng Năm - Tố Hữu)
(2) “Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm
Con đi đánh giặc mười năm
Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi”.
(Bầm ơi - Tố Hữu)
Gợi ý trả lời:
- Ngữ liệu (1) là so sánh ngang bằng. Nhằm nhấn mạnh vai trò và ca ngợi những tình cảm mà Bác đã dành cho nhân dân Việt Nam.
- Ngữ liệu (2) là so sánh không ngang bằng. Nhằm khắc họa nỗi nhớ, tình yêu thương của người con dành cho người mẹ của mình ở quê nhà.
Câu 2: Em hãy viết một đoạn văn có sử dụng kiểu so sánh ngang bằng.
Gợi ý trả lời:
Em rất thích được về quê vì nơi đây rất yên bình, đặc biệt em rất thích được ngắm nhìn cánh đồng lúa chín quê em. Mỗi buổi sáng ở cánh đồng lúa đều ngào ngạt hương thơm, trên bầu trời có những đám mây trắng bay lơ lửng trên cao như những cây kẹo bông gòn. Trên đường đi dạo nhìn lại phía cánh đồng mới thật là đẹp, cánh đồng lúa rộng bao la, vàng ươm. Sáng sớm, trên cánh đồng không khí mát mẻ, yên tĩnh, cảm giác thật là yên bình. Những cây lúa vàng óng đung đưa trong gió như đang vui đùa. Những cây lúa rì rầm chuyện trò, nô đùa trông thật vui. Trên cành cây gần đó, Những chú chim hot líu lo nghe thật vui tai. Chị gió, chị mây nô đùa làm cho không khí càng thêm dịu. Cánh đồng lúa buổi sáng sớm mới đẹp làm sao! Không khí ở quê buổi sáng hòa trộn lại với cánh đồng lúa trông thật đẹp và yên bình. Em rất thích ngắm cảnh cánh đồng lúa vào buổi sáng.
4. Kết luận
Sau khi học xong bài này, các em cần nắm một số nội dung chính như sau:
- Nắm được các kiểu so sánh
- Nắm được tác dụng của phép so sánh.
- Biết vận dụng phép so sánh khi viết văn.
Tham khảo thêm
- doc Bài học đường đời đầu tiên Ngữ văn 6
- doc Phó từ Ngữ văn 6
- doc Tìm hiểu chung về văn miêu tả Ngữ văn 6
- doc Sông nước Cà Mau Ngữ văn 6
- doc So sánh Ngữ văn 6
- doc Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả Ngữ văn 6
- doc Bức tranh của em gái tôi Ngữ văn 6
- doc Luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả Ngữ văn 6
- doc Vượt thác Ngữ văn 6
- doc Phương pháp tả cảnh Ngữ văn 6
- doc Buổi học cuối cùng Ngữ văn 6
- doc Nhân hóa Ngữ văn 6
- doc Phương pháp tả người Ngữ văn 6
- doc Đêm nay Bác không ngủ Ngữ văn 6
- doc Ẩn dụ Ngữ văn 6
- doc Luyện nói về văn miêu tả Ngữ văn 6
- doc Lượm Ngữ văn 6
- doc Mưa - Trần Đăng Khoa Ngữ văn 6
- doc Hoán dụ Ngữ văn 6
- doc Tập làm thơ bốn chữ Ngữ văn 6
- doc Cô Tô Ngữ văn 6
- doc Các thành phần chính của câu Ngữ văn 6
- doc Viết bài tập làm văn số 6 - Văn tả người Ngữ văn 6
- doc Cây tre Việt Nam Ngữ văn 6
- doc Hoạt động Ngữ văn: Thi làm thơ năm chữ Ngữ văn 6
- doc Lòng yêu nước Ngữ văn 6
- doc Lao xao Ngữ văn 6
- doc Câu trần thuật đơn có từ là Ngữ văn 6
- doc Ôn tập truyện và kí Ngữ văn 6
- doc Ôn tập văn miêu tả Ngữ văn 6
- doc Viết bài tập làm văn số 7 - Văn miêu tả sáng tạo Ngữ văn 6
- doc Câu trần thuật đơn Ngữ văn 6
- doc Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử Ngữ văn 6
- doc Chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ Ngữ văn 6
- doc Viết đơn Ngữ văn 6
- doc Bức thư của thủ lĩnh da đỏ Ngữ văn 6
- doc Chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ (tiếp theo) Ngữ văn 6
- doc Luyện tập cách viết đơn và sửa lỗi Ngữ văn 6
- doc Động Phong Nha Ngữ văn 6
- doc Ôn tập về dấu câu (dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than) Ngữ văn 6
- doc Tổng kết phần văn Ngữ văn 6
- doc Tổng kết phần Tập làm văn Ngữ văn 6
- doc Ôn tập về dấu câu (Dấu phẩy) Ngữ văn 6
- doc Câu trần thuật đơn không có từ là Ngữ văn 6
- doc Chương trình địa phương Ngữ văn 6
- doc Ôn tập tổng hợp Ngữ văn 6
- doc Tổng kết phần Tiếng Việt Ngữ văn 6