Sau phút chia li (Trích chinh phụ ngâm khúc) Ngữ văn 7
Nội dung bài học dưới đây nhằm giúp các em hiểu hơn về cuộc chiến tranh phong kiến phi nghĩa, khiến vợ xa chồng, đó là những cuộc chia li vô cùng đau xót. Từ đó, các em sẽ có thái độ lên án những cuộc chiến tranh phi nghĩa. Mời các em cùng tham khảo nhé!
Mục lục nội dung
1. Tìm hiểu chung
1.1. Tác giả
- Tác giả: Đặng Trần Côn, sống vào đầu thế kỷ XVIII. Đặng Trần Côn quê ở làng Nhân Mục (còn gọi làng Mọc), huyện Thanh Trì, nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Ông đỗ Hương cống nhưng thi Hội thì hỏng. Sau đó làm huấn đạo trường phủ, rồi tri huyệnThanh Oai, sau thăng chức Ngự sử đài chiếu khám.
- Ngoài Chinh phụ ngâm, Đặng Trần Côn có một số bài thơ, bài phú tả cảnh thiên nhiên, chỉ còn lưu lại một số bài như Tiêu tương bát cảnh, ba bài phú Trương Hàn tư thuần lô, Trương Lương bố ý, Khấu môn thanh. Khuynh hướng chung của thơ văn ông là đi sâu vào tình cảm, đi sâu vào nỗi lòng trắc ẩn, phức tạp, sâu kín của con người, nhất là đối với người phụ nữ.
- Giống như những tác giả thơ văn ở thời này, ông cũng có những đóng góp lớn cho nền văn học thơ ca Việt Nam.
- Dịch giả: Đoàn Thị Điểm (1705 - 1748) người làng Giai Phạm - Văn Giang - Hưng Yên.
1.2. Tác phẩm
- Chinh phụ ngâm khúc: Khúc ngâm của người vợ có chồng ra trận.
- Thể thơ “song thất lục bát” (do người Việt Nam sáng tạo).
+ 2 câu 7 chữ (song thất), hai câu 6, 8 (lục bát).
+ 4 câu trên một khổ thơ.
+ Số lượng không hạn định.
+ Vần -> chữ cuối câu 7 trên vần chữ 5 câu 7 dưới đều vần trắc.
-> Chữ cuối câu 7 dưới vần với chữ cuối câu 6, đều vần bằng. Chữ cuối câu 6 vẫn chữ cuối câu 8, đều vần bằng. Chữ cuối câu 8 vần chữ 5 câu 7 trên đều vần bằng.
- Bố cục: Có thể chia thành ba phần:
+ Phần 1: 4 câu thơ đầu -> khúc ngâm thứ nhất.
+ Phần 2: 4 câu thơ tiếp theo -> khúc ngâm thứ hai.
+ Phần 3: 4 câu thơ cuối -> khúc ngâm thứ ba.
2. Đọc - hiểu văn bản
2.1. Khúc ngâm thứ nhất (khổ 1)
- Nghệ thuật: Dùng phép đối, điệp từ và gợi tả không gian.
+ Chàng thì đi >< thiếp thì về.
+ Cõi xa mưa gió >< buồng cũ chiếu chăn.
=> Thực trạng chia li đã diễn ra, hai người về hai ngả: Kẻ đi đường xa vất vả, người về với cảnh vò võ cô đơn. Sự ngăn cách đã là sự thật khắc nghiệt.
- Nỗi sầu chia li thật là nặng nề thể hiện qua hình ảnh: mây biếc, núi xanh -> màu của tâm trạng, bức tường thành của sự ngăn cách. Bức tường đó là không gian vô cùng của vũ trụ người vừa chia cách đã như bặt vô âm tín.
=> Nỗi buồn cô đơn, sự thương nhớ dường như cứ tuôn ra, trải ra, sự xót xa khi hạnh phúc bị chia cắt, không gian xa lạ, vô tận gợi nên nỗi buồn chia li.
2.2. Khúc ngâm thứ hai (khổ 2)
- Dùng phép đối, đảo:
+ Chốn Hàm Dương - Bến Tiêu Tương.
+ Chàng còn ngoảnh lại - thiếp hãy trông sang.
-> Cách nói tượng trưng, ước lệ: Hàm Dương và Tiêu Tương là hai địa danh ở Trung Quốc. Cách xa nhau hàng trăm ngàn dặm nhưng được nhắc lại nhiều lần (điệp từ, đảo vị trí).
-> Nghệ thuật đảo, điệp từ, đối gợi nỗi nhớ chất chồng, kéo dài, đó là nỗi xót xa của tình vợ nhớ chồng nơi xa.
=> Thể hiện sự trông ngóng, đợi chờ, sự luyến tiếc, nhớ thương giữa chàng và thiếp trong xa cách, sự cách xa ngàn trùng giữa hai người và nỗi sầu chia li dằng dặc; nỗi sầu chia li trong độ tăng tiến. ở khổ thơ một mới nói đến sự ngăn cách. Không chỉ nói đến nỗi sầu chia li mà còn nói đến sự oái oăm, nghịch chướng: Gắn bó mà không được gắn bó, gắn bó mà phải chia li.
2.3. Khúc ngâm thứ ba (khổ 3)
- Nghệ thuật: Lặp, lối điệp ngữ theo kiểu bắc cầu:
+ Thấy (cuối câu 1) - Thấy (đầu câu 2).
+ Ngàn dâu (cuối câu 2) - Ngàn dâu (đầu câu 3) -> không gian xa cách càng ngày càng bát ngát, càng mênh mông vô tận.
-> Tiếp tục gợi tả nỗi sầu chia li oái oán, nghịch chướng theo độ tăng trưởng đến cực độ.
+ Cùng trông lại >< cùng chẳng thấy.
-> Thể hiện sự quyến luyến không muốn rời xa nhau, quan tâm đến nhau của đôi vợ chồng trẻ.
+ Ngàn dâu: Xanh xanh -> xanh ngắt: trời cao đất rộng, thăm thẳm mênh mông -> sự xa cách tới độ đã hoàn toàn mất hút.
+ Chữ “sầu” ở cuối bài đã trở thành khối sầu của cả 2 đoạn trích.
+ Sử dụng câu nghi vấn “Ai sầu hơn ai” -> nhấn mạnh nỗi sầu của người chinh phụ ở trạng thái cao độ.
=> Nghệ thuật điệp, lặp từ đã khắc sâu tâm trạng của người chinh phụ nhớ thương chồng nơi biên ải xa xôi.
3. Tổng kết
- Về nội dung: Cảm nhận được nỗi sầu chia li, ý nghĩa tố cáo chiến tranh phong kiến phi nghĩa, niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ.
- Về nghệ thuật:
+ Sử dụng ngôn từ điêu luyện.
+ Dùng nhiều hình ảnh ước lệ tượng trưng.
+ Sử dụng thành công thể thơ song thất lục bát thể hiện nỗi sầu của người chinh phụ.
+ Sử dụng thành công các điệp ngữ vòng, điệp từ, câu hỏi tu từ,... để khắc họa tâm trạng sầu bi của nhân vật trữ tình.
4. Luyện tập
Câu 1: Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về đoạn thơ "Sau phút chia li".
Gợi ý trả lời:
- Đoạn trích "Sau phút chia li" nhằm tố cáo, lên án những cuộc chiến tranh phong kiến phi nghĩa, chính những cuộc chiến tranh ấy đã khiến vợ phải xa chồng, người phụ nữ thành chinh phụ. Đoạn trích này thể hiện rất rõ nỗi đau, sự xót xa của sự chia li giữa vợ và chồng, hạnh phúc bị chia cắt. Vì vậy khúc ngâm cứa sâu vào lòng người đọc nhiều nỗi niềm xót xa. Đoạn trích này thực sự đã lột tả được tình cảnh thê lương của những cặp vợ chồng trẻ trong năm tháng chiến tranh ác liệt. Qua đó thể hiện khát khao hạnh phúc, hòa bình và tự do của con người.
Câu 2: Em hãy sưu tầm những bài thơ/ đoạn trích thể hiện sự chia li trong tình cảm.
Gợi ý trả lời:
- Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (trích Chinh phụ ngâm khúc) của Đặng Trần Côn.
- Truyện Kiều của Nguyễn Du.
- Tiễn dặn người yêu,...
5. Kết luận
Sau khi học xong bài này, học sinh cần nắm một số nội dung chính như sau:
- Nắm được nội dung phản ánh nỗi bất hạnh của người phụ nữ có chồng ra trận.
- Niềm khao khát hạnh phúc lứa đôi. Tiếng nói yêu hoà bình, khát khao hạnh phúc đôi lứa.
- Phê phán những cuộc chiến tranh phi nghĩa.
Tham khảo thêm
- doc Cổng trường mở ra Ngữ văn 7
- doc Mẹ tôi Ngữ văn 7
- doc Từ ghép Ngữ văn 7
- doc Liên kết trong văn bản Ngữ văn 7
- doc Cuộc chia tay của những con búp bê
- doc Bố cục trong văn bản Ngữ văn 7
- doc Mạch lạc trong văn bản Ngữ văn 7
- doc Ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình
- doc Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người
- doc Từ láy Ngữ văn 7
- doc Quá trình tạo lập văn bản Ngữ văn 7
- doc Những câu hát than thân
- doc Những câu hát châm biếm
- doc Đại từ Ngữ văn 7
- doc Luyện tập tạo lập văn bản
- doc Sông núi nước Nam Ngữ văn 7
- doc Phò giá về kinh (Tụng giá hoàn kinh sư)
- doc Từ Hán Việt Ngữ văn 7
- doc Tìm hiểu chung về văn biểu cảm Ngữ văn 7
- doc Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra (Thiên Trường vãn vọng) Ngữ văn 7
- doc Bài ca Côn Sơn (Côn Sơn ca - trích) Ngữ văn 7
- doc Từ Hán Việt (tiếp theo) Ngữ văn 7
- doc Đặc điểm của văn bản biểu cảm Ngữ văn 7
- doc Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm Ngữ văn 7
- doc Bánh trôi nước Ngữ văn 7
- doc Quan hệ từ Ngữ văn 7
- doc Luyện tập cách làm văn bản biểu cảm Ngữ văn 7
- doc Qua đèo ngang Ngữ văn 7
- doc Bạn đến chơi nhà Ngữ văn 7
- doc Chữa lỗi về quan hệ từ Ngữ văn 7
- doc Xa ngắm thác núi Lư (Vọng Lư sơn bộc bố) Ngữ văn 7
- doc Từ đồng nghĩa Ngữ văn 7
- doc Cách lập ý của bài văn biểu cảm Ngữ văn 7
- doc Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh Ngữ văn 7
- doc Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê Ngữ văn 7
- doc Từ trái nghĩa Ngữ văn 7
- doc Luyện nói: Văn biểu cảm về sự vật, con người Ngữ văn 7
- doc Bài ca nhà tranh bị gió thu phá Ngữ văn 7
- doc Từ đồng âm Ngữ văn 7
- doc Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm Ngữ văn 7
- doc Cảnh khuya Ngữ văn 7
- doc Rằm tháng giêng Ngữ văn 7
- doc Thành ngữ Ngữ văn 7
- doc Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học Ngữ văn 7
- doc Tiếng gà trưa Ngữ văn 7
- doc Điệp ngữ Ngữ văn 7
- doc Luyện nói: Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học Ngữ văn 7
- doc Làm thơ lục bát Ngữ văn 7
- doc Một thứ quà của lúa non: Cốm Ngữ văn 7
- doc Chơi chữ Ngữ văn 7
- doc Chuẩn mực sử dụng từ Ngữ văn 7
- doc Ôn tập văn bản biểu cảm Ngữ văn 7
- doc Sài Gòn tôi yêu Ngữ văn 7
- doc Mùa xuân của tôi Ngữ văn 7
- doc Luyện tập sử dụng từ Ngữ văn 7
- doc Ôn tập tác phẩm trữ tình Ngữ văn 7
- doc Ôn tập phần tiếng Việt Ngữ văn 7
- doc Ôn tập tác phẩm trữ tình (tiếp theo) Ngữ văn 7
- doc Ôn tập phần tiếng Việt (tiếp theo) Ngữ văn 7
- doc Chương trình địa phương (phần tiếng Việt) Ngữ văn 7