Phong cách ngôn ngữ chính luận (tiếp theo) Ngữ văn 11

Nhằm giúp các em nắm được các phương tiện diễn đạt và đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận. eLib đã biên soạn bài học Phong cách ngôn ngữ chính luận (tiếp theo), để các em tham khảo. Hi vọng đây sẽ là bài học bổ ích cho các em. Chúc các em học tập tốt.

Phong cách ngôn ngữ chính luận (tiếp theo) Ngữ văn 11

1. Các phương tiện diễn đạt và đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận

1.1. Các phương tiện diễn đạt

- Về từ ngữ.

- Về nhữ pháp.

- Về biện pháp tu từ.

1.2. Các đặc trưng cơ bản

a. Tính công khai về quan điểm chính trị:

Người nói (viết) thể hiện đường lối, quan điểm, thái độ, chính trị của mình một cách công khai, dứt khoát, không che giấu, úp mở.

b. Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận:

Phong cách chính luận thể hiện tính chặt chẽ của hệ thống lập luận. Đó là yếu tố làm nên hiệu quả tác động đến lí trí và tình cảm người đọc (nghe).

c. Tính truyền cảm, thuyết phục:

Ngôn ngữ chính luận là công cụ để trình bày, thuyết phục, tạo nên tính hấp dẫn lôi cuốn người đọc (nghe) bằng giọng văn hùng hồn, tha thiết; ngữ điệu truyền cảm.

2. Luyện tập

Câu 1. Cho biết đặc điểm chung và cách sử dụng phương tiện ngôn ngữ trong phong cách ngôn ngữ chính luận được thể hiện như thế nào ở đoạn trích sau 

Trước hết nối về Đảng. Nhờ đoàn kết chặt chẽ, một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ tổ quốc, cho nên từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta hăng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.

Đoàn kết là một truyền thống cực kì quỷ báu của Đảng và của dân ta. Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phủi giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đang như giữ gìn con ngươi của mắt mình.

Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên vù nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình lủ cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng. Phải có tình đồng chí thương yểu lẫn nhau.

Đảng ta là một đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thụt sự vần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gùi Đảng ta thật trong sạch, phủi xứng đáng lá người lãnh đạo,là người đầy tớ thật trung thành của nhản dân.

(Hổ Chí Minh) 

Gợi ý làm bài:

Bài tập này trích một phần trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

a) Về đặc điểm chung của phong cách ngôn ngữ chính luận thể hiện trong vãn bản, cần lần lượt xem xét :

- Tính công khai về chính kiến, tư tưởng lập trường chính trị, xã hội. Đoạn trích trình bày một cách sáng tỏ quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác xây dựng Đảng.

- Tính chặt chẽ trong lập luận. Đặc điểm này thể hiện trong bố cục của đoạn trích (gồm bốn đoạn văn, tính mạch lạc về nội dung từ đoạn 1 qua đoạn 2, đoạn 3 và đoạn cuối), trong quan hệ giữa các câu của mỗi đoạn văn.

- Tính truyền cảm mạnh mẽ. Đoạn trích tuy không dùng những phương tiện đặc thù để biểu thị cảm xúc, nhưng vẫn toát lên tình cảm chân thành và mãnh liệt của tác giả.

b) Về cách sử dụng phương tiện ngôn ngữ, cần hết sức chú ý đặc điểm về từ ngữ (dùng từ ngữ toàn dân, nhất là từ ngữ chính trị, xã hội), về kiểu câu (câu có cấu trúc đa dạng : có câu đơn, có câu ghép, có câu vắng chủ ngữ ; có câu trần thuật, có câu cầu khiến).

Câu 2. Hãy chỉ ra những yếu tố mang lại tính biểu cảm trong đoạn trích sau đây :

Dầu trôi nổi, dẫu cực khổ thế nào mặc lòng, miễn là có kẻ mang đai đội mũ ngất ngưởng ngồi trên, cổ kẻ áo rộng khăn đen lúc nhúc lạy dưới, trăm nghìn năm như thế cũng xong ! Dân khôn mà chi ! Dân ngu mà chỉ ! Dân lợi mủ chi ! Dân hại mù chi ! Dân củng nô lệ, ngôi vua càng lâu dài, bọn quan lụi càng phú quỷ ! ‘Chẳng những thế mà thôi, “một người lủm quan một nhà có phước”, dầu tham, dầu nhũng, dầu vơ vét, dầu rút tỉa của dân thế nào cũng kỉìông ai phẩm bình ; dầu lấy lúa của dân mua vườn sấm ruộng, xây nhà làm cửa cũng không ai chê bai. Người ngoải thì khen đắc thời, người nhà thì dựa hơi quan, khiến những kẻ ‘ham mồi phú quỷ không đua chen vào đám quan trường sao được.-Quan lại đời xưa đời nay của ta là  thế đấy ! Luân lí của bọn thượng lưu - tôi không gọi bọn ấy là thượng lưu, tôi chỉ mượn hai chữ thượng lưu nói cho anh em dễ hiểu mà thôi – ở nước ta là thế đấy !

(Phan Châu Trinh)  

Gợi ý làm bài:

Về những yếu tố mang lại tính biểu cảm trong đoạn trích, cần chú ý :

- Dùng câu cảm thán.

- Dùng kiểu điệp cấu trúc.

3. Kết luận

Qua bài học này các em cần nắm một số nội dung chính sau:

- Kiến thức chủ yếu một số loại văn bản thường gặp.

- Khái niệm ngôn ngữ chính luận, mối quan hệ và sự khác biệt giữa chính luận và nghị luận.

- Đặc điểm về phương tiện ngôn ngữ và đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận.

- Nhận biết và phân tích đặc điểm về phương tiện ngôn ngữ chính luận.

- Nhận biết và phân tích những biểu hiện của đặc trưng cơ bản ngữ chính luận.

- Viết văn nghị luận chính trị xã hội.

Ngày:17/12/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết Trịnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM