Phó từ Ngữ văn 6

Nội dung bài Phó từ dưới đây nhằm giúp các em hiểu hơn về phó từ. Từ đó, các em có thể vận dụng phó từ trong văn nói và văn viết một cách phù hợp. Chúc các em học tập thật tốt nhé!

Phó từ Ngữ văn 6

1. Phó từ là gì?

- Ví dụ: Bộ váy này rất đẹp -> "rất" là phó từ chỉ mức độ đẹp trên mức bình thường của bộ váy.

- Khái niệm: Phó từ là những từ chuyên đi kèm theo động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ gọi là phó từ.

2. Các loại phó từ

Phó từ được chia thành hai loại lớn:

- Phó từ đứng trước động từ, tính từ bổ sung ý nghĩa:

+ Quan hệ thời gian.

+ Mức độ.

+ Phủ định.

+ Cầu khiến.

- Phó từ đứng sau động từ, tính từ bổ sung ý nghĩa:

+ Mức độ.

+ Khả năng.

+ Kết quả, hướng.

3. Luyện tập

Câu 1: Em hãy chỉ ra phó từ trong những câu văn sau:

a. Cụ ấy đang kể câu chuyện về người anh hùng Tnú.

b. Đứng trước hàng ngàn khán giả khiến tôi căng thẳng không nói nên lời.

c. Trong những năm tháng chiến đấu gian khổ, chúng ta có thể làm được những điều kì diệu.

d. Đừng làm gì có lỗi với bạn ấy.

Gợi ý trả lời:

a. Cụ ấy đang kể câu chuyện về người anh hùng Tnú => “Đang” là phó từ chỉ ý nghĩa câu chuyện xảy ra ở hiện tại.

b. Đứng trước hàng ngàn khán giả khiến tôi căng thẳng không nói nên lời => “Không” là phó từ thể hiện sự phủ định.

c. Trong những năm tháng chiến đấu gian khổ, chúng ta có thể làm được những điều kì diệu => "Có thể" là phó từ bổ sung ý nghĩa về kết quả: mất, được…

d. Đừng làm gì có lỗi với bạn ấy => “Đừng” là phó từ chỉ sự cầu khiến không nên làm điều có lỗi.

Câu 2: Em hãy phân biệt phó từ và trợ từ.

Gợi ý trả lời:

a. Về ngữ pháp:

- Phó từ thường đi với từ chính (trung tâm), đứng gần có thể là trước hoặc sau từ trung tâm.

- Vị trí trợ từ đôi khi là đầu câu, giữa câu, cuối câu. Trợ từ không ảnh hưởng trực tiếp đến từ chính trong câu và có thể bị lược bỏ không làm ảnh hưởng đến kết cấu ngữ pháp.

b. Về ngữ nghĩa:

- Phó từ có chức năng bổ sung nghĩa cho các thành phần trung tâm trong câu.  Phó từ có thể bổ sung các nghĩa như thời gian, mức độ…

- Trợ từ giúp câu có sắc thái ý nghĩa. Trợ từ có tác dụng biểu lộ thái độ, cảm xúc, tâm trạng của người nói một cách hiệu quả.

4. Kết luận

Sau khi học xong bài này, các em cần nắm một số nội dung chính như sau:

- Nắm được phó từ là gì? Các loại phó từ.

- Hiểu và nhớ được các loại ý nghĩa chính của phó từ.

- Biết đặt câu có chứa phó từ để thể hiện các ý nghĩa khác nhau.

Ngày:11/12/2020 Chia sẻ bởi:Denni Trần

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM