Phân tích tác phẩm Trích diễm thi tập của Hoàng Đức Lương
eLib xin gửi đến các em những bài văn mẫu về phân tích tác phẩm Trích diễm thi tập của Hoàng Đức Lương. Hy vọng rằng những bài văn mẫu này sẽ giúp các em nắm được nội dung chính của tác phẩm. Chúc các em học tốt nhé!
Mục lục nội dung
1. Bình giảng về tác phẩm Trích diễm thi tập
Có những người phải sáng tác lên một tác phẩm thật sự có ý nghĩa và đi sâu vào lòng người đọc thì mới được người ta biết đến thế nhưng cũng có người chỉ sưu tầm biên soạn lại những bài thơ của người khác làm nên một cuốn sách mà lại có thể được nhiều người biết đến. Không đơn giản là việc cóp của người ta lại để làm nên một quyển sách mà công việc ấy mang ý nghĩa lớn lao đó là gìn giữ những tin hoa văn hóa thơ ca để giữ gìn nền văn hiến dân tộc. Chỉ có thế thì người ta mới biết đến chứ. Và Hoàng Đức Lương và tác phẩm trích diễm thi tập thể hiện rõ điều đó.
Trích diễm thi tập là một trong những công trình sưu tầm tác phẩm văn thơ của trí thức Việt Nam. Tuyển tập này bao gồm thơ của các nhà thơ từ đời trần thế kỉ XV đời Lê (cuối tập là thơ của chính tác giả). Việc biên soạn Trích diễm thi tập nằm trong trào lưu phục hưng dân tộc, phục hưng văn hóa của các nhà văn hóa nước ta ở thế kỉ XV.
Bài tựa của trích diễm thi tập được Hoàng Đức Lương nêu rõ nhưng quan điểm của mình và lý do biên soạn sách. Chính vì thế mà hiểu hơn được ở con người này những đức tính tốt đẹp đại diện cho phẩm chất con người Việt Nam. Ở đoạn thứ nhất hoàng Đức Lương đã thể hiện được những nguyên nhân khiến cho thơ ca bị thất truyền. Chính những nguyên nhân ấy đã khiến cho ta biết được cần phải làm những gì để thơ ca còn mãi. Thơ ca ở đây không chỉ là thơ ca mà còn là văn hóa văn hiến dân tộc từ bao ngàn đời nay.
Bài văn có thể chia ra làm hai phần: Tình trạng thất tán của thơ văn truyền thống. Với bốn lí do dẫn đến việc "Thơ văn không lưu truyền hết ở đời", tác giả đã chỉ ra một thực tế cũng là một quy luật về vấn đề bảo tồn di sản. Có những lí do khách quan và cả những nguyên nhân chủ quan, vé mặt khách quan, việc đánh giá, thẩm định những giá trị đích thực của văn chương thật khó. Bởi đó là "sắc đẹp ngoài cả sắc đẹp, vị ngon ngoài cả vị ngon, không thể đem mắt thường mà xem, miệng tầm thường mà nếm được". Hiểu biết văn chương đã khó, việc không khẩn chươngquảng bá văn chương của các vương triều lại là cái khó thứ hai.
Còn nguyên nhân chủ quan hướng về phía người sáng tác. Người có thể làm đã không chuyên tâm: hoặc bận rộn về sự vụ chốn quan trường hoặc còn lận đận về con đường thi cử. Những kẻ kém cỏi thì tuy cũng thích thú văn chương nhưng vì lực bất tòng tâm nên "làm được nửa chừng rồi lại bỏ dở". Trong tình hình đó thì đá nát vàng phai là một quy luật tất yếu khách quan: "Vì bốn lí do kể trên bó buộc, trải qua mấy triều đại lâu dài, dẫnđến những vật bền như đá, như vàng lại được quỷ thần phù hộ, cũng còn tan nát trôi chìm. Huống chi bản thảo sót lại, tờ giấy mỏng manh để trong cái níp cái hòm, trải qua mấy lần binh lửa thì còn giữ mãi thế nào được mà không rách nát tan tành?”.
Công việc của Hoàng Đức Lương tuy quá sức nhưng không thể không làm. Nói quá sức vì thơ văn của cha ông trong quá khứ như biển cả mênh mông, song với "tài hèn đức mọn" của mình, tuy đã "tìm quanh hỏi khắp” nhưng số lượng thu thập được chẳng đáng là bao "chỉ là một hai phần trong số muôn nghìn bài". Còn đấy là công việc không thể không làm, vì tác giả "muốn sửa đổi điều lối cũ" với hi vọng" may ra tránh được chê trách của người đời sau". Nghĩa là thoát được cái nợ đồng lần. Chỉ có một con người nhiệt huyết, nhiệt tâm mới không e ngại người đời chê trách mà bổ sung vào tập Trích diễm thơ của những kẻ đương thời, "những bài vụng về" của bản thân như việc "múa rìu qua mắt thợ".
Tác giả cũng bày tỏ tâm sự bức xúc của mình: Đức Lương này học làm thơ, chỉ trông vào thơ bách gia đời nhà Đường, còn như thơ văn thời Lí - Trần, thì không khảo cứu vào đâu được. Mỗi khi nhặt nhạnh ở giấy tàn, vách nát được một vài câu, thường cầm sách than thở, có ý đổ lỗi bậy cho hiền nhân quân tử lúc bấy giờ. Than ôi! Một nước văn hiến, xây dựng đã mấy trăm năm. Chẳng lẽ không có quyển sách nào có thể làm căn bản, mà phải tìm xa xôi để học thơ văn đời nhà Đường. Như thế chẳng đáng thương xót lắm sao ! Trong tâm sự đó vừa ẩn chứa lòng tự hào dân tộc, vừa ẩn chứa nỗi xót xa về những điều chưa làm được để tôn vinh nền văn hiến có tự lâu đời của dân tộc.
Tất cả những yếu tố đó thôi thúc tác giả phải mạnh dạn mà làm, dẫu biết khả năng của mình có hạn: Tôi không tự lượng sức mình, muốn sửa lại điều lỗi cũ, quên rằng sách cũ không còn bao nhiêu, trách nhiệm nặng nề mà tài hèn sức mọn, tìm quanh hỏi khắp nhưng số thơ thu lượm được cũng chỉ một hai phần trong số muôn nghìn bài…
Không chỉ là người Việt học hỏi thơ văn người Việt ở vào thời điểm hiện tại mà người Việt bây giờ phải có trách nhiệm lưutruyền nó cho các thế hệ về sau để tránh đi một lỗi lầm của quá khứ. Tác giả hi vọng khi biên soạn hợp tuyển Trích diễm thitập là "Rồi những người thích bình phẩm thơ ca sẽ đem truyền rộng, may ra tránh được lời chê trách của người đếnsau, chẳng khác gì hiện nay ta chê trách người xưa vậy". Không có ý thức về dân tộc, không thể nặng lòng với văn thơ dân tộc như cái thao thức rất đáng trân trọng ở Hoàng Đức Lương.
2. Phân tích ý nghĩa văn bản Trích diễm thi tập
Sau khi chiến thắng oanh liệt quân Minh xâm lược, nhân dân Đại Việt bước sang giai đoạn hòa bình, xây dựng đất nước. Các tác phẩm thơ văn sáng tác từ những thế kỉ trước nay được một số người sưu tầm và in thành sách. Học giả Hoàng Đức Lương đã tuyển chọn những bài thơ hay từ thời Trần đến đời Lê, đặt tên là Trích diễm thi tập ông trực tiếp viết lời Tựa cho cuốn sách này để giới thiệu với người đọc.
Tựa là bài viết đặt ở đầu sách, do chính tác giả hoặc người khác (thường là người am hiểu về nội dung cuốn sách) được tác giả mời viết. Bài Tựa thường nêu lên quan điểm của người viết về những vấn đề liên quan đến cuốn sách. Ví dụ như lí do và phương pháp làm sách, đặc điểm của sách… Thời xưa, khi phê bình văn học chưa phát triển thì các bài Tựa thường thực hiện chức năng này. Về độ dài ngắn, có bài dài vài trang, nếu giới thiệu tỉ mỉ; có bài chỉ vài chục dòng, nếu giới thiệu sơ lược.
Chúng ta hãy thử phân tích bài Tựa cuốn Trích diễm thi tập của Hoàng Đức Lương để hiểu rõ hơn thế nào là một bài Tựa? Mở đầu bài Tựa, tác giả nêu lên những nguyên nhân khiến cho văn thơ không được lưu truyền rộng rãi. Nguyên nhân thứ nhất là do đặc điểm của văn thơ là kén chọn người đọc. Một món ăn ngon, một miếng gấm vóc đẹp, người bình thường có thể cảm nhận và thưởng thức được. Đến như văn thơ, thì lại là sắc đẹp ngoài cả sắc đẹp, vị ngon ngoài cả vị ngon, không thể đem mắt tầm thường mà xem, miệng tầm thường mà nếm được. Chỉ thi nhân là có thể xem mà biết được sắc đẹp ăn mà biết được vị ngon ấy thôi. Có nghĩa là thơ văn chỉ để dành riêng cho tầng lớp trí thức chiếm số ít trong xã hội.
Ở đoạn 1 tác giả đưa ra nguyên nhân thơ ca không được lưu truyền rộng rãi. Điều này giúp cho mọi hình thành những tư tưởng đế giúp thơ ca có chỗ đứng trong lòng độc giả và không bị mai một. Tác giả đưa ra 4 nguyên nhân chủ quan và 2 nguyên nhân khách quan để giải thích cho việc này. Nguyên nhân chủ quan đầu tiên là do chí có thi sĩ nhà thơ mới hiểu được cái đẹp trong thơ ca. Đối với những người bình thường họ thấy thơ ca thật xa lạ và khó hiểu, thơ ca là những gì rất cao sang và họ chỉ là những người ngày ngày cặm cụi với việc bươn trải với cuộc sống nên quen với những từ ngữ bình dị thân thuộc nên họ không hiểu được những từ ngữ trong thơ ca và vì không hiểu thì sao họ có thể yêu,có thể thích thơ ca được. Đây chính là nguyên nhân quan trọng nhất khiến thơ ca không được lưu truyền rộng rãi.
Nguyên nhân thứ 2 là do hoàn cảnh lúc bấy giờ tuy mọi người có học đến thơ ca nhưng chỉ học qua loa nên chưa hiểu được hết cái hay trong thơ ca. Cũng có khi là do các sĩ tử bận tâm quá nhiều vào thi cử trong quan trường nên không có thời gian học và hiểu được giá trị tinh túy trong thơ ca.
Nguyên nhân thứ 3 là do có người quan tâm và yêu thích thơ ca nhưng không đủ năng lực và tâm huyết để theo đuổi niềm đam mê của mình đến cùng. Điều này cho thấy muốn giúp cho những người yêu thơ ca quyết tâm theo đuổi thơ ca đến cùng thì thời thế lúc đó phải tạo điều kiện tốt để cho những người đó không phải bận tâm nhiều đến cuộc sống, chú tâm và thưởng thức cái tinh hoa kết lại trong thơ ca.
Nguyên nhân thứ 4 là do triều đình chưa quan tâm đến thơ ca. Lúc này triều đình chỉ lo là làm sao để nhân dân đủ ăn đủ uống chứ chưa đề cao đến cuộc sống tinh thần của người dân. Ngoài những nguyên nhân chủ quan còn có những nguyên nhân khách quan như: thời gian làm hủy hoại sách vở và binh lửa (chiến tranh, hỏa hoạn,…) làm tiêu hủy thư tịch. Chúng ta không thể nào biết được những sức hủy diệt của chiến tranh không chỉ là chết người mà nó còn mang đi cả những thơ ca nữa. Thời gian làm cho thơ ca bị mai một đi không còn ai nhớ đến bài thơ đó nữa.
Bài Tựa "Trích diễm thi tập" được Hoàng Đức Lương trình bày một cách sáng sủa, khúc chiết về lí do ông biên soạn nên công trình thơ ca này. Cái tài và cái tâm của ông đã góp phần to lớn vào công việc bảo tồn di sản thơ ca của dân tộc. Trích diễm thi tập là một công trình văn học vĩ đại góp phần tô đẹp nền văn hiến Đại Việt với tất cả lòng yêu nước, tự hào.
3. Suy nghĩ của em về tác phẩm Trích diễm thi tập
Trích diễm thi tập được biên soạn bởi Hoàng Đức Lương và nó là một trong những công trình sưu tầm tác phẩm văn thơ của trí thức Việt Nam. Trích diễm thi tập góp phần vào nâng cao ý thức và nhận thức của nhân dân trong việc truyền bá rộng rãi văn hóa dân tộc đồng thơi thể hiện ý thức trách nhiệm về niềm tự hòa và tự lực tự cường của dân tộc Việt Nam
Trong trích diễm thi tập tác giả đã nêu ra lí do tại sao mà thơ ca lại không được lưu truyền rộng rãi. Và trong đó bốn nguyên nhân chính của việc thơ ca không được lưu truyền. qua đó cũng thể hiện những góc nhìn và ý thức của người biên soạn và tâm huyết của ông dành cho thơ cơ và nền văn hóa của ông cha ta để lại.
Thứ nhất trong sáng tác văn chương chỉ có thi sĩ nhà thơ mới thấy được cái hay cái đẹp trong thi ca của họ mà thôi cho nên thơ ca không được lưu truyền, bởi đã không ai hiểu chỉ có những nhà thơ mới hiểu thì làm sao có thể truyền lưu được. Thứ hai là người có học, bản thân họ luôn luôn bận rộn trong quan trường và khoa cử cho nên ít có thời gian dành cho thơ ca. Điều thứ ba là có người quan tâm về thơ ca nhưng lại không đủ năng lượng và kiên trì. Họ thiếu tâm huyết và lòng nhiệt thành đối với thi ca.
Tác giả đã sử dụng phép liệt kê và phép quy nạp để giải thích và chứng minh các lí do khiến thơ văn thất lạc không được lưu truyền. Dẫn đến một thực trạng đau xót, tổn thương đến lòng tự tôn và tự hào dân tộc của tác giả. Phần thứ hai của Tựa tác giả trình bày lí do và quá trình soạn cuốn sách, nêu ra những nội dung trọng điểm mà cuốn sách đề cập tới, tác giả nêu lí do ở phần đầu để cho người đọc thấy được, việc tác giả biên soạn cuốn sách không chỉ là ý muốn của tác giả mà là yêu cầu của thời đại. Từ lí do trên làm thơ ca mai một, ông vô cùng đau xót cho nền thơ ca của nước nhà, không được trân trọng và bảo tồn.
Nhờ lòng yêu thơ ca vô hạn, tác giả đã cố gắng sưu tầm và tìm kiếm lại những bài thơ, quá trình đó vô cùng khó khăn và gian khổ. Vì có bài đã bị rách nát, có bài bị cháy, bị mờ nát,tác giả phải tìm kiếm nhiều nơi, từ các vị quan đương triều. Phải có một sự đam mê rất mãnh liệt thì tác giả mới có thể kiên trì như vậy. Trải qua quá trình không dễ dàng gì cuốn Trích diễm thi tập đã ra đời tuyển tập những bài thơ có giá trị từ thời Trần đến thời Lê của mình và một phần có những bài thơ do tác giả sáng tác. Đây là tuyển tập thơ gồm sáu quyển, nó là tâm huyết và niềm tự hào thơ ca mãnh liệt của tác giả.
Bước sang đoạn tiếp theo Hoàng Đức Lương thể hiện những động cơ thôi thúc ông làm nên việc biên soạn của ông, và qua những biến cố khó khăn thử thách ấy, ông vẫn làm nên được một cuốn thu thập những tác phẩm hay và có giá trị, qua đó thể hiện niềm tự hào dân tộc sâu sắc đối với văn chương mà cha ông để lại. đó chính là những tác phẩm mang những nét tinh túy và thuần khiết của nền văn học nước nhà.
Những khó khăn nối tiếp khó khắn nhưng chưa bao giờ Hoàng Đức Lương có ý định từ bỏ công việc này của mình chính ông đã nghĩ tơi những lợi ích và trách nhiệm của việc thu thập văn chương thơ ca mang lại. nhưng chính động lực về niềm tự hào tự tôn về những giá trị của dân tộc và ý thức trách nhiệm của cá nhân tác giả về giữ gìn bảo vệ những văn hóa đã thoi thúc ông không ngừng cố gắng để hoàn thành
Qua Trích diễm thi tập Hoàng Đức Lượng không những đã thể hiện được tầm quan trọng của việc sưu tầm những bài thơ của ông cha ta mà còn khơi gợi ra những khó khăn muôn trùng khi làm công việc sưu tầm thơ ca. Bên cạnh đó những gì ông làm và nói ra cho chúng ta hiểu được mọi công việc đều đòi hỏi sự nỗ lực và thành quả chính là trái ngọt mà chúng ta sẽ được nhận lại.
Tham khảo thêm