Phân tích tác phẩm Cha con nghĩa nặng của Hồ Biểu Chánh

Bài văn mẫu dưới đây nhằm giúp các em hiểu hơn về nhà văn Hồ Biểu Chánh. Đồng thời, bài văn mẫu này còn giúp các em cảm nhận được tình cảm cha con sâu nặng. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Phân tích tác phẩm Cha con nghĩa nặng của Hồ Biểu Chánh

1. Dàn ý phân tích tác phẩm "Cha con nghĩa nặng"

a. Mở bài: Giới thiệu tác giả Hồ Biểu Chánh, tác phẩm "Cha con nghĩa nặng"; nội dung đoạn trích được học kể lại sự việc người cha bỏ đi khi lén về thăm con.

b. Thân bài:

- Giới thiệu khái quát nội dung tác phẩm:

+ Sửu vô tình trở thành kẻ giết vợ nên phải đi trốn.

+ Sau nhiều năm trốn tránh, ông cố gắng lén về thăm con.

- Cuộc gặp gỡ của hai cha con trên cầu Mê Tức thể hiện tình phụ tử sâu sắc:

+ Nỗi lòng và tình thương con của ông Sửu:

  • Chấp nhận ra đi biệt xứ, chấp nhận cả cái chết vì con.
  • Thương con và muốn ra đi để gìn giữ hạnh phúc cho con.

+ Tình yêu và tình cảm dành cho cha của Tí:

  • Chạy đuổi theo và níu giữ cha ở lại.
  • An ủi và thuyết phục cha cho mình được chăm sóc.

c. Kết bài: Khẳng định giá trị đạo lý về tình cảm cha con trong đoạn trích: Chính những mâu thuẫn ấy đã góp phần thể hiện sâu sắc tình cảm cha con sâu nặng, cha sẵn sàng hy sinh vì hạnh phúc của con, còn con sẵn sàng gạt đi hạnh phúc riêng tư để chăm sóc và báo hiếu cho cha.

2. Viết đoạn văn cảm nhận văn bản "Cha con nghĩa nặng"

Hồ Biểu Chánh - một nhà văn có sự am hiểu sâu sắc về cuộc sống và con người Nam Bộ, được xem là "một trong số ít những người tiên phong đặt nền móng cho tiểu thuyết Việt Nam hiện đại". "Cha con nghĩa nặng" là tác phẩm thứ 15 của Hồ Biểu Chánh để lại dấu ấn đậm về cuộc sống và tính cách con người Nam Bộ, đặc biệt với đoạn trích được học, người đọc cảm nhận được tình cảm cha con thiêng liêng, nặng tình nặng nghĩa giữa hai nhân vật Sửu và Tí, đó chính là một giá trị đạo đức tốt đẹp của con người. Tình cha con thể hiện ở tình yêu, trách nhiệm của Trần Văn Sửu dành cho con, vì con mà chịu khổ, vì con mà sẵn sàng tìm đến cái chết để giải thoát, còn Tí lại là một người con hiếu nghĩa, bởi dù nghe bao nhiêu lời đồn đoán rằng cha đã mất nhưng trong tâm trí thì người cha ấy mãi tồn tại, chẳng vậy mà thấp thoáng thấy bóng cha mà Tí đã đuổi theo, ngăn không cho cha làm việc dại dột, dùng tình cảm để thuyết phục cha cho mình đi theo để chăm dưỡng, báo hiếu cho cha.

3. Phân tích tác phẩm "Cha con nghĩa nặng" của Hồ Biểu Chánh

Văn chương từ xưa đến nay ngợi ca rất nhiều về tình mẫu tử mà rất ít những tác phẩm viết về tình phụ tử. Với những trang viết vô cùng cảm động, nhà tiêu thuyết Hồ Biểu Chánh đã phần nào bổ khuyết vào khoảng trống đó của văn học. Cha con nghĩa nặng đã diễn tả thành công tình nghĩa cha con, một trong những tình cảm thiêng liêng cao quí nhất của con người.

Hồ Biểu Chánh có một vị trí đặc biệt trong nền văn xuôi quốc ngữ Việt Nam trong những năm đầu thể ki XX. Nếu ở Bắc Bộ Hoàng Ngọc Phách nổi tiếng với tiểu thuyết Tô Tám thì ở Nam Bộ Hồ Biểu Chánh được bạn đọc đón nhận nồng nhiệt bởi sức sáng tạo dồi dào, phong phú với hàng loạt những tiểu thuyết có khuynh hướng tư tưởng trong sáng, tốt đẹp (đề cao cái thiện, cổ vũ cho sự cao quý của đạo lí hình dân truyền thống: quý trọng sự thủy chung, lòng bao dung, ca ngợi sự trung thực, thằng ngay, dám hi sinh vì tín nghĩa,...). Phải đặt mình vào tác phẩm của Hồ Biểu Chánh như Cha con nghĩa nặng vào nền văn xuôi nước nhà hồi đẩu thế kỉ mới có thể cảm nhận một cách đầy đủ những phẩm chất nghệ thuật của một ngòi bút tiểu thuyết giản dị, mộc mạc trong cách kể chuyện, ít gây-bất ngờ đột ngột nhưng khá cuốn hút. Hệ thống ngôn ngữ từ vựng cũng như các tình tiết về không gian, thời gian và nhân vật gần với đời thường, rất quen thuộc với người dân Nam Bộ.

Cha con nghĩa nặng là một câu chuyện đầy kịch tính mà người ta có thể dê dàng chuyển thể thành một tác phẩm sân khấu. Toàn bộ câu chuyện là một chuỗi kế tiếp những sự kiện có tính chất xung đột, mâu thuẫn. Gia đình Trần Văn Sửu đang êm đềm bỗng nhiên tan nát. Đầu mối là việc ngoại tình của cô vợ lăng loàn, đàng điếm. Chồng phản ứng thì vợ không biết điều, lại còn thái độ hỗn hào, láo xược. Tức quá không kiềm chế được, Sử đã xô vợ. Thật không may, vợ ngã và chết. Vô tình, Sửu thành kẻ giết vợ. Sửu bỗng nhiên thành kẻ phạm pháp và vô đạo lí. Pháp lí thì có thể trốn khỏi sự truy nã, nhưng đạo lí thì không trôn khỏi tình phụ tử. Muôn được yên thân anh phải sống lẫn tránh. Nhưng muốn sống đúng đạo lí của người làm cha, anh phải trở về. Lẩn trốn cá đời thì lỗi đạo cha. Còn trở về thì có thể đầy nguy hiểm đến tính mệnh. Ấy là mâu thuẫn giằng xé trong anh ở phần trước, còn đến đây thì đã qua. Anh trở về, nghĩa là phụ tử đã chiến thắng ý thức bảo mạng. Tình phụ tử đã khiến anh mạo hiểm trở về. Như vậy, cuộc đấu tranh bên trong anh là sự giằng xé quyết liệt giữa đạo lí và phản đạo lí, giữa nhân đạo và phi nhân đạo! Mỗi lần anh vượt lên được những tiếng nói ngáng trở, là một lần đạo lí chiến thắng.

Dù rất yêu thương, nỗi nhớ nhung chưa bao giờ thôi da diết, nhưng Trần Văn Sửu cũng chỉ mong có thể nhìn thấy mặt con, cho thỏa thuê nỗi nhớ, còn gặp mặt, ôm ấp những đứa con yêu dấu là điều quá sức xa xỉ với anh ta. Xa xỉ không bởi là không thực hiện được, bởi Trần Văn Sửu đã đón nhận mọi sự trách móc của người bố vợ khi vô tình gây ra cái chết cho Thị Lựu và cũng được người đàn ông ấy cho phép gặp lại những đứa con, nhưng từ ý thức của người cha.

Bên cạnh tình cảm của người cha đối với con thật sâu sắc, là tấm lòng hiếu nghĩa của đứa con khi gặp lại cha sau 11 năm xa cách. Dường như 11 năm trời hình bóng người cha không thể nào phai mờ trong đứa con hiếu nghĩa. 11 năm trôi qua. Tí (con) phải sống thiếu tình thương yêu của người cha đối với mình, chính vì thế khi gặp lại người cha, tình phụ tử trào dâng choán ngập hết tâm hồn Tí. Lúc này đây Tí chỉ biết có mình cha, khao khát được sống trong tình thương yêu của người cha.

Tình nghĩa sâu nặng giữa hai cha con Tí đem đến cho ta niềm xúc động thật thấm thía. Bởi tình nghĩa đó không hiện diện ở một phía (Sửu) mà đến từ hai phía như một sự gặp gỡ vừa tất yếu vừa thiêng liêng. Trước hết tình thương cha, hiểu cha, muốn gắn bó với cha khiến cho Tí trở nên đĩnh đạc và chủ động. Nó đĩnh đạc và chủ động hỏi ông ngoại: "Cha tôi đi đâu rồi ông ngoại?". Đĩnh đạc và chủ động chạy theo cha khi Sửu bỏ đi. Nó đâm đầu chạy riết theo, tiếng nói cất thêm từ niềm sâu thẳm của tình nghĩa phụ tử sao mà xúc động: "Ai đó? Phải cha đó không, cha?". Trong khi Trần Văn Sửu muốn tự tử kết thúc cuộc đời đau khổ của mình thì Tí đến với tấm lòng yêu cha chân thành, đã cứu cha trở về với cuộc sống.

Có thể nói, đoạn trích "Cha con nghĩa nặng" của Hồ Biểu Chánh đã diễn đạt thành công tình phụ tử sâu nặng, thiêng liêng, đạo lý làm người đã chiến thắng pháp lý xã hội, tình nghĩa cha con đã chiến thắng những mâu thuẫn giữa tình cha thương con, tình con thương cha và hạnh phúc của con.

  • Tham khảo thêm

Ngày:12/11/2020 Chia sẻ bởi:ngan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM