Phân tích nhân vật Trịnh Hâm trong đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn - Nguyễn Đình Chiểu

eLib xin giới thiệu đến các em một số bài văn mẫu phân tích nhân vật Trịnh Hâm Ngữ văn 9 trong đoạn trích "Lục Vân gặp nạn". Mời các em tham khảo những bài văn mẫu dưới đây để hiểu rõ hơn về tâm địa độc ác, xấu xa của Trịnh Hâm. Chúc các em học tập tốt.

Phân tích nhân vật Trịnh Hâm trong đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn - Nguyễn Đình Chiểu

1. Dàn ý phân tích nhân vật Trịnh Hâm gian manh, xảo quyệt trong đoạn trích “Lục Vân Tiên gặp nạn” của Nguyễn Đình Chiểu

a. Mở bài

Thành công của truyện thơ Nôm Lục Vân Tiên không chỉ ở giá trị phản ánh hiện thực và khát vọng vươn tới cuộc sống công bình, tốt đẹp của con người mà còn ở việc khắc họa chân thật, đậm nét các nhân vật phản diện, lực lượng đại diện cho cái ác, cái xấu trong xã hội. Trịnh Hâm là một nhân vật điển hình cho sự gian xảo, thâm độc và hèn hạ của một lớp người trong xã hội ấy.

b. Thân bài

Hành động hãm hại, đẩy Lục Vân Tiên xuống sống ngay trong lúc chàng cần giúp đỡ nhất của nhân vật Trịnh Hâm là hành động bất nhân, bội nghĩa. Bất nhân là vì Trịnh Hâm độc ác, đang tâm hãm hại một con người mù lòa, bất lực, đang trong cơn hoạn nạn, không nơi nương tựa, tinh thần vô cùng quẫn bách.

Bội nghĩa là vì Vân Tiên là người bạn của Trịnh Hâm. Hai người gặp gỡ nhau trên đường ra kinh ứng thí, có giao tình tốt đẹp. Khi biết mình gặp được Trịnh Hâm, Vân Tiên mừng rỡ đã có lời nhờ cậy: “Có thương xin khá giúp nhau phen này”.

Trịnh Hâm cũng đã từng hứa hẹn:

“Đương cơn hoạn nạn gặp nhau
Người lành nỡ bỏ, người sau sao đành”

Vậy mà, sau đó, ngay lập tức, Trịnh Hâm đã nuốt lời bội phản. Động cơ hãm hại Lục Vân Tiên đã có từ trước. Trong cuộc hội ngộ uống rượu ở quán rượu dọc đường giữa bốn người: Vân Tiên, Tử Trực, Trịnh Hâm và Bùi Kiệm. Lục Vân Tiên đã tỏ rõ tài năng ứng đối vượt trội khiến Trịnh Hâm vô cùng ghen tức: Thấy Tiên dường ấy au lo trong lòng. Trịnh Hâm lo lắng là bởi: Khoa này Tiên ắt đầu công. Điều ấy sẽ khiến cho con đường công danh của hắn không thể thành hiện thực. Bởi thế, hắn rắp tâm hại Vân Tiên để tiêu trừ hậu họa, rộng mở đường thi.

Thế nhưng, điều Trịnh Hâm đố kị với Lục Vân Tiên đâu chỉ có thế. Không những đố kị, ganh ghét, hắn còn căm thù Lục Vân Tiên, căm thù những gì ưu thế và vượt trội hơn hắn. Chính lòng căm ấy, hắn ra tay giết hại Vân Tiên dù lúc này Vân Tiên không còn có khả năng cạnh tranh thi cử với hắn nữa. Dục vọng điên cuồng và bản tính thấp hèn đã biến Trịnh Hâm trở thành kẻ độc ác, nhẫn tâm ghê gớm.

Kẻ gây tội ác không hề vô tình hay lỡ tay mà đã có âm mưu, toan tính kỉ lưỡng. Âm mưu đó thể hiện rõ ràng qua câu nói: “Hại Tiên phải dụng mưu này mới xong”. Trước hết, hắn lừa Tiểu Đồng vào rừng hái thuốc để bên cạnh Vân Tiên không còn ai. Nhẫn Tâm hơn, hắn còn bắt trói tiểu đồng vào gốc cây cho hổ ăn thịt. Sau đó, hắn giả vờ xót thương, khóc lóc đưa Vân Tiên xuống thuyền, hứa hẹn sẽ đưa Tiên về nhà bình an.

c. Kết bài

Sự gian manh, xảo quyệt của nhân vật Trịnh Hâm được miêu tả kĩ lưỡng khi thuyền rời bến. Không vội vàng, hắn đợi cho thuyền đã ra đến giữa vời. Đêm tối mịt mùng bủa vây. Lại thêm sóng to gió lớn. Đó là lúc thuận lợi nhất để hắn ra tay. Nhân lúc Vân Tiên đứng gần mạn thuyền, hắn đã mạnh tay đẩy chàng xuống sông rồi kêu trời  để đánh lừa mọi người. Dòng nước dữ trong phút chốc cuốn Vân Tiên đi mất không để lại tăm tích gì.

2. Phân tích nhân vật Trịnh Hâm qua sự đối lập giữa cái thiện và cái ác trong đoạn trích “Lục Vân Tiên gặp nạn” của Nguyễn Đình Chiểu

Lục Vân Tiên là một truyện thơ tiêu biểu của nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu, truyện được viết bằng chữ Nôm - một tuyệt phẩm xuất sắc của dòng văn học Trung đại. Đọc truyện thơ này, ta không khỏi khâm phục trước một Lục Vân Tiên hào hiệp, tài năng, lại giàu lòng nhân ái, hành động để giúp người, giúp đời, chẳng màng công danh thế sự, cảm mến trước một Kiều Nguyệt Nga dịu dàng, nết na, tư dung tốt đẹp. Hơn thế nữa, truyện còn để lại cho chúng ta bài học sâu sắc về đạo lí sống ở đời, đặc biệt là ranh giới giữa thiện ác mong manh. Đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn đã thể hiện được sự đối lập rõ rệt đó.

Vân Tiên trên đường đi thi thì nghe tin mẹ mất, chàng quay trở về quê để gặp mẹ lần cuối. Nhưng vì khóc, tiếc thương mẹ quá nhiều nên chàng bị mù. Giữa đường gặp sự chẳng lành, lại chẳng chốn nào nương thân, chàng chỉ mong nhanh chóng được trở về nhà thắp lên nén hương gửi mẹ. Vậy mà, độc ác thay, tên tiểu nhân Trịnh Hâm đã tàn nhẫn, hành động như một kẻ bất lương đầy nham hiểm. Trái ngược với một Lục Vân Tiên hào hiệp "giữa đường gặp chuyện bất bình chẳng tha" thì đó là một Trịnh Hâm ích kỉ, hẹp hòi. Đang trong lúc khó khăn, Lục Vân Tiên ngỡ rằng mình có thể nhờ người bạn của mình - Trịnh Hâm để trở về quê nhà. Nhưng "lời nói giáo bay", lời hứa chẳng được thực hiện mà trái lại đó là sự lừa gạt có toan tính của hắn. Vì ghen ghét, đố kị với tài năng và đức độ của Vân Tiên từ lâu mà hắn trở nên tàn bạo, vô nhân tính. Chính lòng ghen ghét đã ngấm sâu vào máu thịt của hắn mà biến hắn thành kẻ độc ác , dã man. Hắn vô cùng ác độc khi tính toán kĩ lưỡng cho hành động của mình. Lợi dụng đêm khuya để đẩy Lục Vân Tiên xuống sông:

"Đêm khuya lặng lẽ như tờ,
Nghinh ngang sao mọc mịt mờ sương bay.
Trịnh Hâm khi ấy ra tay,
Vân Tiên bị ngã xô ngay xuống vời.
Trịnh Hâm giả tiếng kêu trời,
Cho người thức dậy lấy lời phui pha"

Nhưng ở đời vớn vẫn vậy, đó là quy luật " ở hiền gặp lành". Đâu đó, trong cuộc sống vẫn còn vô vàn những người tốt, những vòng tay chở che sẵn sàng che chở con người lúc gặp hoạn nạn, khó khăn. Đối lập với sự độc ác của một Trịnh Hâm là gia đình lão Ngư ông nghèo khó mà lương thiện. Một ông Ngư chài lưới bao dung, tốt bụng và đầy nhân ái.

"Ông chài xem thấy vớt ngay lên bờ.
Hối con vầy lửa một giờ,
Ông hơ bụng dạ, mụ hơ mặt mày.
Vân Tiên vừa ấm chơn tay,
Ngẩn ngơ hồn phách như say mới rồi."

Sau khi vớt Vân Tiên lên bờ, cứu sống chàng, biết được hoàn cảnh khốn khó và trớ trêu của Lục Vân Tiên. Ông Ngư đã cưu mang và giúp đỡ chàng, dù nghèo khó, bữa cơm với vị tương cà nhưng tình người thì đồng đầy yêu thương.

Ngư rằng: "Người ở cùng ta,
Hôm mai hẩm hút với già cho vui".

Giúp đỡ Vân Tiên nhưng ông cũng chẳng màng đến lòng biết ơn hay trông chờ sự báo đáp "Dốc lòng nhân nghĩ há chớ trả ơn".

Nếu Trịnh Hâm hẹp hòi bao nhiêu thì Ngư ông rộng lượng bấy nhiêu. Nếu cuộc sống của Trịnh Hâm là sự ganh đua, tị nạnh, nhỏ nhen, ích kỉ thì cuộc sống của Ngư ông rất đỗi thanh cao, không bon chen tiền bạc, danh lợi. Một đời sống ung dung tự tại, phóng khoáng, tự do và trong sạch. Hoàn toàn xa lạ với những tính toan, sẵn sàng chà đạp cả danh dự, lương tri để đạt được mục đích, âm mưu của bản thân. Cuộc sống của Ngư ông dù nghèo nàn về vật chất nhưng ngập tràn niềm vui và tin yêu cuộc sống. Hài hoà giữa tình người với trời đất cao rộng, với thiên nhiên đẹp đẽ nên thơ.

"Nước trong rửa ruột sạch trơn,
Một câu danh lợi chi sờn lòng đây.
Rày voi mai vịnh vui vầy,
Ngày kia hứng gió đêm này chơi trăng.
Một mình thong thả làm ăn,
Khoẻ quơ chài kéo, mệt quăng câu dầm.
Nghêu ngao nay chích mai đầm"

Qua việc thể hiện sự đối lập giữa thiện- ác trong đoạn trích, Nguyễn Đình Chiểu đã tố cáo lên án những kẻ bất nhân, thiếu tình người. Đồng thời, gửi gắm ước mơ về vẻ đẹp chân - thiện - mỹ trong mỗi người. Gửi gắm niềm tin và khát vọng vào tính thiện, vào lòng nhân ái của con người, đó là tinh thần tương thân tương ái, đạo lí nhân nghĩa và cao đẹp muôn đời.

3. Bình giảng nhân vật Trịnh Hâm trong đoạn trích “Lục Vân Tiên gặp nạn” của Nguyễn Đình Chiểu

Thành công của truyện thơ Nôm Lục Vân Tiên không chỉ ở giá trị phản ánh hiện thực và khát vọng vươn tới cuộc sống công bình, tốt đẹp của con người mà còn ở việc khắc họa chân thật, đậm nét các nhân vật phản diện, lực lượng đại diện cho cái ác, cái xấu trong xã hội. Trịnh Hâm là một nhân vật điển hình cho sự gian xảo, thâm độc và hèn hạ của một lớp người trong xã hội ấy.

Hành động hãm hại, đẩy Lục Vân Tiên xuống sống ngay trong lúc chàng cần giúp đỡ nhất của nhân vật Trịnh Hâm là hành động bất nhân, bội nghĩa. Bất nhân là vì Trịnh Hâm độc ác, đang tâm hãm hại một con người mù lòa, bất lực, đang trong cơn hoạn nạn, không nơi nương tựa, tinh thần vô cùng quẫn bách. Vân Tiên trên đường đi thi thì nghe tin mẹ mất, chàng quay trở về quê để gặp mẹ lần cuối. Nhưng vì khóc, tiếc thương mẹ quá nhiều nên chàng bị mù. Giữa đường gặp sự chẳng lành, lại chẳng chốn nào nương thân, chàng chỉ mong nhanh chóng được trở về nhà thắp lên nén hương gửi mẹ. Vậy mà, độc ác thay, tên tiểu nhân Trịnh Hâm đã tàn nhẫn, hành động như một kẻ bất lương đầy nham hiểm. Trái ngược với một Lục Vân Tiên hào hiệp "giữa đường gặp chuyện bất bình chẳng tha" thì đó là một Trịnh Hâm ích kỉ, hẹp hòi. Đang trong lúc khó khăn, Lục Vân Tiên ngỡ rằng mình có thể nhờ người bạn của mình - Trịnh Hâm để trở về quê nhà. Nhưng "lời nói giáo bay", lời hứa chẳng được thực hiện mà trái lại đó là sự lừa gạt có toan tính của hắn. Vì ghen ghét, đố kị với tài năng và đức độ của Vân Tiên từ lâu mà hắn trở nên tàn bạo, vô nhân tính. Chính lòng ghen ghét đã ngấm sâu vào máu thịt của hắn mà biến hắn thành kẻ độc ác , dã man. Hắn vô cùng ác độc khi tính toán kĩ lưỡng cho hành động của mình. Lợi dụng đêm khuya để đẩy Lục Vân Tiên xuống sông:

"Đêm khuya lặng lẽ như tờ,
Nghinh ngang sao mọc mịt mờ sương bay.
Trịnh Hâm khi ấy ra tay,
Vân Tiên bị ngã xô ngay xuống vời.
Trịnh Hâm giả tiếng kêu trời,
Cho người thức dậy lấy lời phui pha”

Bội nghĩa là vì Vân Tiên là người bạn của Trịnh Hâm. Hai người gặp gỡ nhau trên đường ra kinh ứng thí, có giao tình tốt đẹp. Khi biết mình gặp được Trịnh Hâm, Vân Tiên mừng rỡ

đã có lời nhờ cậy: 

“Có thương xin khá giúp nhau phen này”.

Trịnh Hâm cũng đã từng hứa hẹn:

“Đương cơn hoạn nạn gặp nhau
Người lành nỡ bỏ, người sau sao đành”

Vậy mà, sau đó, ngay lập tức, Trịnh Hâm đã nuốt lời bội phản. Động cơ hãm hại Lục Vân Tiên đã có từ trước. Trong cuộc hội ngộ uống rượu ở quán rượu dọc đường giữa bốn người: Vân Tiên, Tử Trực, Trịnh Hâm và Bùi Kiệm. Lục Vân Tiên đã tỏ rõ tài năng ứng đối vượt trội khiến Trịnh Hâm vô cùng ghen tức: Thấy Tiên dường ấy au lo trong lòng. Trịnh Hâm lo lắng là bởi: Khoa này Tiên ắt đầu công. Điều ấy sẽ khiến cho con đường công danh của hắn không thể thành hiện thực. Bởi thế, hắn rắp tâm hại Vân Tiên để tiêu trừ hậu họa, rộng mở đường thi.

Thế nhưng, điều Trịnh Hâm đố kị với Lục Vân Tiên đâu chỉ có thế. Không những đố kị, ganh ghét, hắn còn căm thù Lục Vân Tiên, căm thù những gì ưu thế và vượt trội hơn hắn. Chính lòng căm ấy, hắn ra tay giết hại Vân Tiên dù lúc này Vân Tiên không còn có khả năng cạnh tranh thi cử với hắn nữa. Dục vọng điên cuồng và bản tính thấp hèn đã biến Trịnh Hâm trở thành kẻ độc ác, nhẫn tâm ghê gớm.

Kẻ gây tội ác không hề vô tình hay lỡ tay mà đã có âm mưu, toan tính kỉ lưỡng. Âm mưu đó thể hiện rõ ràng qua câu nói: “Hại Tiên phải dụng mưu này mới xong”. Trước hết, hắn lừa Tiểu Đồng vào rừng hái thuốc để bên cạnh Vân Tiên không còn ai. Nhẫn Tâm hơn, hắn còn bắt trói tiểu đồng vào gốc cây cho hổ ăn thịt. Sau đó, hắn giả vờ xót thương, khóc lóc đưa Vân Tiên xuống thuyền, hứa hẹn sẽ đưa Tiên về nhà bình an.

Đoạn trích "Lục Vân Tiên gặp nạn" đã sử dụng cách sắp xếp các tình tiết hợp lí, lời thơ dung dị đời thường, xây dựng các hình ảnh đối lập. Qua đó, người đọc thấy được sự đối lập giữa cái thiện và cái ác, giữa những người cao cả và những kẻ thấp hèn, đặc biệt cảm nhận được niềm tin mãnh liệt của nhà thơ dành cho vẻ đẹp của những người dân lao động bình dị.

Ngày:23/10/2020 Chia sẻ bởi:Chương

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM