Ôn tập giữa học kì 1 (Tiết 6) Tiếng Việt 5

Nội dung bài học dưới đây nhằm giúp các em hiểu hơn về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa và từ nhiều nghĩa. Từ đó, các em có thể nhận diện và phân tích chúng trong một văn bản cụ thể. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Ôn tập giữa học kì 1 (Tiết 6) Tiếng Việt 5

1. Nội dung bài học

- Thay những từ đã cho bằng những từ khác cho câu văn thích hợp hơn.

- Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống.

- Đặt câu với những từ đã cho.

2. Câu hỏi và hướng dẫn giải

2.1. Giải câu 1 trang 97 SGK Tiếng Việt lớp 5

a. Câu hỏi: Thay những từ in đậm trong đoạn văn dưới đây bằng các từ đồng nghĩa cho chính xác hơn:

Hoàng  chén nước bảo ông uống. Ông  đầu Hoàng và bảo: "Cháu của ông ngoan lắm! Thế cháu đã học bài chưa?" Hoàng nói với ông: "Cháu vừa thực hành xong bài tập rồi ông ạ!"

b. Hướng dẫn giải:

Hoàng bưng chén nước bảo ông uống. Ông xoa đầu Hoàng và bảo: "Cháu của ông ngoan lắm! Thế cháu đã học bài chưa?" Hoàng nói với ông: "Cháu vừa làm xong bài tập rồi ông ạ!"

2.2. Giải câu 2 trang 97 SGK Tiếng Việt lớp 5

a. Câu hỏi: Tìm từ trái nghĩa thích hợp với mỗi chỗ trống:

(1) Một miếng khi đói bằng một gói khi...

(2) Đoàn kết là sống, chia rẽ là...

(3) Thắng không kiêu, ...không nản.

(4) Nói lời phải giữ lấy lời/ Đừng như con bướm ... rồi lại bay.

(5) Tốt gỗ hơn tốt nước sơn/ Xấu người ... nết còn hơn đẹp người.

b. Hướng dẫn giải:

(1) Một miếng khi đói bằng một gói khi no.

(2) Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết.

(3) Thắng không kiêu, bại không nản.

(4) Nói lời phải giữ lấy lời/ Đừng như con bướm đậu rồi lại bay.

(5) Tốt gỗ hơn tốt nước sơn/ Xấu người tốt nết còn hơn đẹp người.

2.3. Giải câu 3 trang 98 SGK Tiếng Việt lớp 5

a. Câu hỏi: Đặt câu để phân biệt hai từ đồng âm: giá (giá tiền) – giá (giá để đồ vật).

b. Hướng dẫn giải:

- Chiếc váy này bạn mua với giá bao nhiêu?

- Cái giá sách của em vừa mới bị hỏng.

2.4. Giải câu 4 trang 98 SGK Tiếng Việt lớp 5

a. Câu hỏi: Đặt câu với mỗi nghĩa dưới đây của từ đánh:

(1) Làm đau bằng cách dùng tay hoặc dùng roi, gậy,… đập vào thân người.

(2) Dùng tay làm cho phát ra tiếng nhạc hoặc âm thanh.

(3) Làm cho bề mặt sạch hoặc đẹp ra bằng cách xát, xoa.

b. Hướng dẫn giải:

(1) Làm đau bằng cách dùng tay hoặc dùng roi, gậy,… đập vào thân người.

-> Đặt câu: Anh ấy đánh người ta vỡ đầu.

(2) Dùng tay làm cho phát ra tiếng nhạc hoặc âm thanh.

-> Đặt câu: Cô ấy đánh máy vi tính rất điêu luyện.

(3) Làm cho bề mặt sạch hoặc đẹp ra bằng cách xát, xoa.

-> Đặt câu: Em đánh răng mỗi ngày hai lần.

3. Tổng kết

Sau khi học xong bài này, các em cần nắm một số nội dung chính như sau:

- Nắm vững được cách dùng từ trong văn nói và văn viết.

- Đặt được câu với từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa và từ nhiều nghĩa.

Ngày:11/11/2020 Chia sẻ bởi:Nguyễn Minh Duy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM