Giải bài tập SGK Toán 3 Bài: Ôn tập bốn phép tính trong phạm vi 100000

Hướng dẫn giải bài tập 1, 2, 3, 4 SGK Toán 3 trang 172 bài Ôn tập bốn phép tính trong phạm vi 100000 sẽ giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức. Mời các em cùng theo dõi.

Giải bài tập SGK Toán 3 Bài: Ôn tập bốn phép tính trong phạm vi 100000

1. Giải bài 1 trang 172 SGK Toán 3

Tính nhẩm:

a) 3000 + 2000 x 2

(3000 + 2000 ) x 2 = 

 b) 14000 – 8000 : 2 

(14000 – 8000 ) : 2 =

Phương pháp giải

- Biểu thức có dấu ngoặc: Tính trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau.

- Biểu thức không có dấu ngoặc: Tính nhân, chia trước; cộng, trừ sau.

Hướng dẫn giải

a) 3000 + 2000 x 2  = 7000            

(3000 + 2000 ) x 2 = 10000

b) 14000 – 8000 : 2   = 10000

(14000 – 8000 ) : 2 = 3000

2. Giải bài 2 trang 172 SGK Toán 3

Đặt tính rồi tính:

a) 998 + 5002                             b) 8000 – 25; 

3058 x 6                                     5749 x 4

c) 5821 + 2934 + 125                 d) 10712 : 4

3524 + 2191 + 4285                   29999 : 5

Phương pháp giải

Nhẩm lại cách đặt tính và tính của các phép tính đã học rồi trình bày bài.

Hướng dẫn giải

3. Giải bài 3 trang 172 SGK Toán 3

Một cửa hàng có 6450 lít dầu, đã bán \(\dfrac{1}{3}\) số lít dầu đó. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu lít dầu?

Phương pháp giải

Tóm tắt

Có: 6450 lít

Đã bán: \(\dfrac{1}{3}\) số lít dầu

Còn lại: ? lít.

Lời giải

- Tìm số lít dầu đã bán bằng cách lấy số lít dầu ban đầu chia cho 3.

- Tìm cửa hàng còn lại bao nhiêu lít dầu bằng cách lấy số dầu ban đầu trừ đi số dầu đã bán.

Hướng dẫn giải

Số lít dầu cửa hàng đã bán là:

6450 : 3 = 2150 (lít)

Số lít dầu cửa hàng còn lại là:

6450 – 2150 = 4300 (lít)

Đáp số: 4300 lít.

4. Giải bài 4 trang 172 SGK Toán 3

Viết số thích hợp vào ô trống:

\(\dfrac{\begin{align} & \,\,\Box26 \\ & \times \\ & \,\,\,\,\,\,\,\,\,3 \\ \end{align}}{{\,\,\,\,\, 978}}\)               \(\dfrac{\begin{align} & \,\, 21\Box \\ & \times \\ & \,\,\,\,\,\,\,\,\,4 \\ \end{align}}{{\,\,\,\,\, \Box 44}}\)              \(\dfrac{\begin{align} & \,\,689 \\ & \times \\ & \,\,\,\,\,\,\, \Box \\ \end{align}}{{\,\,\,\Box 823}}\)               \(\dfrac{\begin{align} & \,\,4\Box 7 \\ & \times \\ & \,\,\,\,\,\,\,\,\, 3 \\ \end{align}}{{\Box \Box8 \Box}}\)

Phương pháp giải

Tính nhân các số lần lượt từ phải sang trái rồi điền số còn thiếu vào ô trống.

Hướng dẫn giải

+) \(\dfrac{\begin{align} & \,\,\Box26 \\ & \times \\ & \,\,\,\,\,\,\,\,\,3 \\ \end{align}}{{\,\,\,\,\, 978}}\) 

Thừa số chưa biết bằng tích chia cho thừa số đã biết:

\(978 : 3 = 326\), do đó số cần điền vào ô trống là \(3\)

+) \(\dfrac{\begin{align} & \,\, 21\Box \\ & \times \\ & \,\,\,\,\,\,\,\,\,4 \\ \end{align}}{{\,\,\,\,\, \Box 44}}\) 

Ô trống ở thừa số thứ nhất là:   \(4 : 4 = 1\)

Ô trống ở tích là: \(4 \times 2 = 8\)

+) \(\dfrac{\begin{align} & \,\,689 \\ & \times \\ & \,\,\,\,\,\,\, \Box \\ \end{align}}{{\,\,\,\Box 823}}\)

Ô trống ở thừa số thứ hai, chỉ có \(9 \times 7 = 63\) có chữ số tần cùng là \(3\). Do đó thừa số thứ hai là \(3\)

Ta có: \(689 \times 7 = 4823\) (Đúng)

Vậy số cần điền vào ô trống ở tích là: \(4\)

+) \(\dfrac{\begin{align} & \,\,4\Box 7 \\ & \times \\ & \,\,\,\,\,\,\,\,\, 3 \\ \end{align}}{{\Box \Box8 \Box}}\)

Ô trống cuối cùng ở tích là \(1\) vì (\(3 \times 7 = 21\) viết \(1\), nhớ \(2\))

Vì chữ số hàng chục ở tích là \(8\) (\(8 = 3 \times 2 + 2\)), do đó số cần điền vào chữ số hàng chục ở thừa số thứ nhất là \(2\). 

Thử lại, ta có \(3 \times 2 = 6\) nhớ \(2\) là \(8\) (ĐÚNG).

Ta có: \(427 \times 3 = 1281\)

Vậy ta có kết quả:

\(\dfrac{\begin{align} & \,\,326 \\ & \times \\ & \,\,\,\,\,\,\,\,3 \\ \end{align}}{{\,\,\,\,\, 978}}\)                \(\dfrac{\begin{align} & \,\, 211 \\ & \times \\ & \,\,\,\,\,\,\,4 \\ \end{align}}{{\,\,\,\, 844}}\)                  \(\dfrac{\begin{align} & \,\,689 \\ & \times \\ & \,\,\,\,\,\,\,\,7 \\ \end{align}}{{\,\,\,4823}}\)                   \(\dfrac{\begin{align} & \,\,427 \\ & \times \\ & \,\,\,\,\,\,\,\,3 \\ \end{align}}{{\,\,\,1281}}\)

Ngày:03/10/2020 Chia sẻ bởi:Oanh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM