Ôn dịch thuốc lá Ngữ văn 8

Bài học Ôn dịch thuốc lá Ngữ văn 8 tập 1 giúp các em hiểu được sự quyết tâm phòng chống thuốc lá trên cơ sở nhận thức đầy đủ tác hại to lớn, nhiều mặt của thuốc lá đối với đời sống cá nhân và cộng đồng. eLib đã biên soạn bài học này một cách đầy đủ và chi tiết nhất. Mời các em tham khảo, chúc các em học tập tốt.

Ôn dịch thuốc lá Ngữ văn 8

1. Tìm hiểu chung

1.1. Tác giả

- Nguyễn Khắc Viện (1913 – 1997) là một trí thức Tây học, đỗ bác sĩ tại Pháp trong thập niên bôn mươi của thế kỉ XX.

- Ông là nhà hoạt động văn hoá, nhà hoạt động xã hội rất nổi tiếng ở nước ta.

- Năm 1963, vì hoạt động cho cộng sản, ông bị trục xuất khỏi nước Pháp. Về nước ông tham gia đảng Cộng sản Việt Nam, sáng lập và chủ biên Tạp chí đối ngoại Nghiên cứu Việt Nam bằng tiếng Pháp và tiếng Anh (Études Vietnamiennes, Vietnam Studies) và làm Giám đốc Nhà xuất bản Ngoại văn (nay là Nhà xuất bản Thế giới). Năm 1984, ông sáng lập và làm Giám đốc Trung tâm nghiên cứu tâm lý trẻ em và tâm bệnh lý (trung tâm Nghệ thuật), xuất bản tờ "Thông tin khoa học tâm lý", đặc biệt quan tâm đến những trẻ em bị rối loạn tâm trí do hoàn cảnh. Ngày 10 tháng 5 năm 1997, Nguyễn Khắc Viện qua đời. Thi hài ông được an táng tại Nghĩa trang Mai Dịch Hà Nội dành cho những danh nhân có công đầu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.

- Tháng 11 năm 1992, Nguyễn Khắc Viện được trao giải thưởng Grand prix de la Francophonie của Viện Hàn lâm Pháp. Với tấm lòng yêu trẻ thiết tha, ông đã cống hiến phần lớn khoản tiền thưởng 400.000 franc (tương đương 80.000 USD) cho quỹ của Trung tâm Nghiên cứu Tâm lý Trẻ em (Trung tâm Nghệ thuật). Năm 1997, Nhà nước Việt Nam trao tặng cho ông Huân chương Độc lập hạng nhất. Ngày 1 tháng 9 năm 2000, Chủ tịch nước đã quyết định truy tặng Giải thưởng Nhà nước cho cuốn "Việt Nam, một thiên lịch sử". Tên của ông được đặt cho các đường phố tại Quận 7 thuộc Thành phố Hồ Chí Minh, quận Ngũ Hành Sơn thuộc Thành phố Đà Nẵng, Thành phố Nha Trang, Thành phố Hà Tĩnh.

1.2. Tác phẩm

Bài “Ôn dịch, thuốc lá” trích trong cuốn “Từ thuốc lá đến ma tuý – Bệnh nghiện” của ông.

- Thể loại: Thuyết minh.

- Bố cục: 3 phần:

+ Phần 1: Từ đầu → nặng hơn cả AIDS: Thông báo về nạn dịch thuốc lá.

+ Phần 2: Tiếp → con đường phạm pháp: chỉ ra tác hại của thuốc lá đối với con người.

+ Phần 3: Kiến nghị chống thuốc lá.

2. Đọc - hiểu văn bản

2.1. Ý nghĩa văn bản và thông báo về nạn dịch thuốc lá

a. Cách trình bày và ý nghĩa của tên văn bản

- Thuốc lá là cách gọi tắt của “tệ nghiện thuốc lá”.

- Ôn dịch ở đây không chỉ có nghĩa là một thứ dịch bệnh truyền lan rộng mà ôn dịch còn có nghĩa như một tiếng chửi rủa.

b. Thông báo về nạn dịch thuốc lá

- Tác giả so sánh tác hại của thuốc lá với nạn AIDS → AIDS là một bệnh rất nguy hiểm → nhấn mạnh tính chất nghiêm trọng của “ôn dịch, thuốc lá”.

2.2. Tác hại của thuốc lá

- Tác giả sử dụng lối so sánh của nhà quân sự thiên tài để khẳng định tác hại của thuốc lá. Nó không làm cho người ta lăn đùng ra chết nên không dễ phân biệt và nhìn thấy tác hại của nó, nhưng thực sự nó vô cùng độc hại → Gặm nhấm dần sức khoẻ của con người. Làm cho lập luận giàu sức thuyết phục.

- Về mặt sức khoẻ:

“Nếu giặc đánh như vũ bão thì không đáng sợ, đáng sợ là giặc gặm nhấm như tằm ăn dâu.”

+ So sánh → tăng sức thuyết phục: thuốc lá là ôn dịch, là thứ giặc gặm nhấm đáng sợ.

+ Đối với bản thân người hút thuốc:

  • Khói thuốc lá chứa nhiều chất độc.

  • Chất hắc-ín → gây viêm phế quản, viêm phổi.

  • Chất ô xít cacbon → làm hồng cầu không tiếp cân ô-xi.

  • Chất ni - cô- tin → làm huyết áp cao, nhồi máu cơ tim, ung thư.

+ Đối với sức khoẻ cộng đồng

- Đầu độc những người xung quanh.

+ Vợ, con.

+ Đồng nghiệp.

+ Phụ nữ mang thai.

→ Đau tim mạch, ung thư, viêm phế quản, đẻ non...

- Nghệ thuật: liệt kê, đưa dẫn chứng cứ khoa học, có lập luận rõ ràng.

⇒ Thuốc lá huỷ hoại nghiêm trọng sức khoẻ con người.

- Về kinh tế-xã hội:

+ Kinh tế:

Tốn nhiều ngày công lao động.

+ Xã hội:

- Đầu độc nêu gương xấu cho trẻ em

- Trộm cắp, ma tuý, phạm pháp.

2.3. Kiến nghị chống thuốc lá

- Nêu chiến dịch chống thuốc lá ở các nước phát triển. (Cấm, phạt; tài liệu, khẩu hiệu chống thuốc lá được tuyên truyền rộng rãi.)

→ Số người hút giảm hẳn.

- Ở Việt Nam:

+ Nước nghèo, nhiều bệnh tật, nhiễm ôn dịch thuốc lá.

+ Đã đến lúc mọi người phải đứng lên ngăn ngữa nạn dịch này.

→ Lời kêu gọi thiết tha.

- So sánh → nhấn mạnh tính cấp bách của vấn đề, tạo cơ sở vững chắc cho lời kêu gọi.

- Sự so sánh có tác dụng làm rõ hơn tính đúng đắn của những điều đã thuyết minh ở trên và tạo cơ sở thuận lợi để tác giả nêu lên nhận xét cuối cùng.

3. Tổng kết 

- Giống như Ôn dịch, nạn nghiện thuốc lá rất dễ lây lan và gây những tổn thất to lớn cho sức khỏe và tính mạng con người.

- Song  nạn nghiện thuốc lá còn nguy hiểm hơn cả ôn dịch: nó gặm nhấm sức khỏe con người nên không dễ kịp thời nhận biết, nó gây tác hại nhiều mặt đối với cuộc sống gia đình và xã hội. Bởi vậy, muốn chống lại nó, cần phải có quyết tâm cao hơn và biện pháp triệt để hơn là phòng chống ôn dịch.

4. Luyện tập

Câu 1. Những đặc sắc về nội dung trong Ôn dịch, thuốc lá?

Gợi ý làm bài:

- Văn bản đề cập tới nạn nghiện thuốc lá: Với những phân tích thấu đáo, tác giả đã chỉ ra nhiều tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe và tín mạng mỗi người. Nghiện thuốc lá còn ghê gớm hơn cả ôn dịch, muốn chống lại nó chúng ta phải quyết tâm bảo và có những biện pháp triệt để hơn là phòng chống ôn dịch.

Câu 2. Những đặc sắc về nghệ thuật trong Ôn dịch, thuốc lá?

Gợi ý làm bài:

Cách lập luận vô cùng chặt chẽ, cụ thể thuyết phục với lối văn viết giàu nhiệt huyết đã tạo nên hiệu quả cho văn bản.

5. Kết luận

Qua bài học các em nắm một số nội dung chính sau:

- Hiểu được mối nguy hại ghê gớm, toàn diện của tệ nghiện thuốc lá đối với sức khoẻ con người và đạo đức xã hội.

- Tác dụng của việc kết hợp các phương thức biểu đạt lập luạn và thuyết minh trong văn bản

- Đọc hiểu một văn bản nhật dụng đề cập đến một vấn đề xã hội bức thiết.

- Tích hợp với phần tập làm văn để tập viết bài văn thuyết minh một vấn đề của đời sống xã hội.

- Giáo dục ý thức phòng chống thuốc lá . Từ đó có thái độ quyết tâm phòng chống thuốc lá.

Ngày:15/10/2020 Chia sẻ bởi:Thi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM