Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu Ngữ văn 7

Tài liệu dưới đây nhằm giúp các em hiểu được giá trị của tác phẩm "Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu" trong việc khắc họa hai nhân vật với hai tính cách hoàn toàn đối lập nhau. Chúc các em học tập thật tốt nhé!

Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu Ngữ văn 7

1. Tìm hiểu chung

a. Tác giả:

- Nguyễn ái Quốc (1890 - 1969) là tên gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh được dùng từ 1919 - 1945.

- Lãnh tụ vĩ đại, nhà văn lớn, anh hùng dân tộc, và Danh nhân văn hoá thế giới.

- Tại Pháp, Bác viết nhiều thể loại: Truyện, kí, phóng sự, kịch...

- Cha là Nguyễn Sinh Sắc, mẹ là Hoàng Thị Loan.

- Là người đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ngày 2 - 9 - 1945.

b. Tác phẩm:

- Hoàn cảnh sáng tác: Năm 1925 - sau khi Phan Bội Châu bị bắt cóc ở Trung Quốc và bị giải về Hỏa Lò - Hà Nội chờ xét xử.

- Mục đích sáng tác: Cổ động phong trào của nhân dân trong nước đòi thả Phan Bội Châu.

2. Đọc - hiểu văn bản

2.1. Những trò lố của Va-ren

- Thời gian khi Va-ren ở Pháp cùng với Phan Bội Châu thì Va-ren chỉ mong muốn chăm sóc Phan Bội Châu cho yên ổn và bình an. Nghĩa là hắn lo cho địa vị thật vững vàng trước đã. Hắn muốn tỏ rõ uy quyền thực dân với công chúng ở Đông Dương trước đã. Còn Phan Bội Châu ra sao, hãy đợi đấy!

- Tới Sài Gòn, Va-ren bị quấn quýt lấy, tôi kéo đi, giằng co, ru vỗ ấp ủ trong mớ bòng bong - những cuộc tiếp rước, những lời chúc với tụng. 

- Rồi dừng chân tại Huế. Va-ren lại tiếp tục nhận được sự nghênh tiếp chào mời khúm núm của vua quan nhà Nguyễn.

- Tuy nhiên tác giả đã xây dựng hình ảnh Va-ren mới thật sự được bộc lộ trong chuyến đi ở Hà Nội, tại nơi đây thì những trò lố chính thức của Va-ren mới thực sự diễn ra, bộ mặt hề mồi phản trắc, xảo quyệt của tên chính khách thực dân mới thực sự phơi bày.

=> Tác giả Nguyễn Ái Quốc đã phơi bày bộ mặt giả dối của Va-ren cùng với những trò hề của nhân vật này nhằm muốn giúp người đọc hiểu được cái tiểu sử bất hảo của Va-ren, đồng thời ca ngợi phẩm chất anh hùng của Phan Bội Châu, về Va-ren, chúng ta đọc thấy rặt những dòng chữ đen ngòm, nhơ nhớp con người đã phản bội, tên chính khách đã bị đồng bọn đuổi... kẻ đã ruồng bỏ quá khứ, ruồng bỏ lòng tin, trò lố diễn ra suốt buổi Va-ren gặp Phan Bội Châu. 

2.2. Nhân vật Va-ren

- Nhân vật Va-ren được tác giả xây dựng là một tên giả dối, hống hách và không coi ai ra gì, nhân vật Va-ren luôn tìm cách nhằm thuyết phục Phan Bội Châu hãy trung thành, cộng tác và hợp lực với nước Pháp. Va-ren đưa ra những tấm gương phản bội và khoe khoang về sự phản bội của chính mình. Lời nói và hành động, thể hiện sự tự cao, hống hách và rất giả dối.

- Va-ren tuyên bố “Tôi đem tự do đến cho ông đây”. Hành động tay phải dơ ra bắt tay Phan Bội Châu, còn tay trái thì nâng cái gông to lên.

- Va-ren đối thoại đơn phương, gần như là độc thoại, tự nói với mình (Phan Bội Châu không hề nói lại).

=> Tác giả Nguyễn Ái Quốc xây dựng nhân vật Va-ren cùng với những trò lố của hắn ta nhằm vạch trần rõ những động cơ xảo trá, tính cách của một kẻ tiểu nhân bất đắc dĩ, vừa vuốt ve, dụ dỗ, vừa bịp bợm một cách trắng trợn, vô liêm sỉ, với cái tự tin làm chủ tình huống của một kẻ xảo quyệt, phản bội, trâng tráo, nhục nhã.

2.3. Nhân vật Phan Bội Châu

- Tác giả cho rằng sự dửng dưng, im lặng, của Phan Bội Châu là do Phan Bội Châu là một người cộng sản nên không thể chấp nhận, không thể hiểu nổi những lời lẽ, luận điệu của bọn thực dân giả dối. Qua đó khẳng định thêm tính cách của Phan Bội Châu.

- Phan Bội Châu im lặng, dửng dưng, phớt lờ, coi như là không nghe thấy gì. Đó là thái độ khinh bỉ, bản lĩnh kiên cường của ông trước Va-ren.

- Đoạn kết tác giả tiếp tục nâng cao tính cách và thái độ của Phan Bội Châu:

+ Lời của chú lính: “Thấy đôi ngọn râu mép của anh tù nhếch lên một chút rồi hạ xuống ngay”.

+ Lời bàn của tác giả: “Có thể lúc ấy Phan Bội Châu có mỉm cười - mỉm cười kín đáo, vô hình và im lặng như cánh ruồi lướt qua”.

=> Phan Bội Châu là người có lòng yêu nước thắm thiết, sâu sắc. Ông đã không theo giặc mà lên án một cách mãnh liệt những tên dối trá trên đất nước ta. Phan Bội Châu là một người điềm tĩnh, có ý chí kiên cường, bất khuất - một nhân cách cao cả trước kẻ thù đê tiện, gian trá. Ông là một người đáng kính, đáng khâm phục tương phản hoàn toàn với tên toàn quyền Đông Dương bỉ ổi, hèn hạ.

3. Tổng kết

- Về nội dung: Vạch trần bộ mặt gian trá, xảo quyệt, bịp bợm của tên toàn quyền Đông Dương - đại diện cho chế độ thực dân.

- Về nghệ thuật:

+ Giọng văn châm biếm.

+ Đối lập, tương phản mới mẻ, hiện đại.

+ Kể chuyện nối tiếp tạo ra các màn, lớp, cảnh hấp dẫn.

+ Điệp câu để nhấn mạnh so sánh.

4. Luyện tập

Câu 1: Em có nhận xét gì về những phần về cuối của truyện trong tác phẩm "Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu".

Gợi ý trả lời:

- Càng về gần cuối tác phẩm thì tác giả Nguyễn Ái Quốc càng xây dựng cho người đọc thấy được bản chất thật sự xảo trá của nhân vật Va-ren, về cuối thì nhân vật Va-ren càng hiện rõ bản chất xấu xa. Những trò lố của hắn đã tự lột trần cái bộ mặt tên chính khách xảo quyệt, kẻ phản bội nhục nhã.

- Dường như câu chuyện càng về cuối càng đặc sắc hơn bởi cách sử dụng ngôn từ và nghệ thuật xây dựng nhân vật của tác giả. Miêu tả chân dung Va-ren, Nguyễn Ái Quốc dùng ngòi bút lạnh lùng, hóm hỉnh, thông - minh, sắc sảo. Đó là ngòi bút điêu luyện, hiện đại, kết hợp chất châu Âu sôi nổi và âm điệu Á Đông thâm trầm. 

Câu 2: Em hãy viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của bản thân về văn bản "Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu".

Gợi ý trả lời:

Nguyễn Ái Quốc trong thời kỳ sống và hoạt động ở Pháp đã viết một số truyện kí bằng tiếng Pháp như Vi hành, Lời than vãn của bà Trưng Trắc, Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu... Đó là những tác phẩm giàu chất trí tuệ và tính hiện đại, thể hiện một quan niệm lấy văn chương để phục vụ chính trị và dân tộc. Tác giả Nguyễn Ái Quốc viết truyện này không chỉ nhằm mục đích ca ngợi Phan Bội Châu “một người lừng tiếng” mà còn đòi ân xá cho cụ, đồng thời vạch trần bộ mặt xảo quyệt, bẩn thỉu của tên Toàn quyền Va-ren nói riêng và lũ thực dân Pháp nói chung. Giọng văn đả kích châm biếm đầy khinh bỉ. Một lối viết ngắn, tạo tình huống rất độc đáo về cuộc chạm trán giữa Va-ren và Phan Bội Châu. Trang văn của tác giả Nguyễn Ái Quốc trở thành lưỡi gươm chống thực dân, chống kẻ thù xâm lược! Vô cùng sắc bén!

5. Kết luận

Sau khi học xong bài này, các em cần nắm một số nội dung chính như sau:

- Hiểu được giá trị của đoạn văn trong việc khắc hoạ sắc nét của hai nhân vật Va-ren và Phan Bội Châu.

- Nắm được nghệ thuật truyện ngắn gọn, đặc sắc trong bút pháp Nguyễn Ái Quốc.

- Có kĩ năng đọc, tóm tắt truyện, phân tích truyện - đặc biệt là kỹ năng phân tích nhân vật.

Ngày:06/01/2021 Chia sẻ bởi:Tuyết

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM