Nhân hóa Ngữ văn 6

Nội dung bài Nhân hóa dưới đây nhằm giúp các em nắm được khái niệm, các kiểu nhân hóa. Từ đó, các em có thể nhận diện và phân tích phép nhân hóa trong một văn bản cụ thể. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Nhân hóa Ngữ văn 6

1. Nhân hóa là gì?

- Khái niệm: Nhân hóa là phép tu từ gọi hoặc tả sự vật như đồ vật, cây cối, con vật… bằng các từ ngữ thường được sử dụng cho chính con người như suy nghĩ, tính cách giúp chúng trở nên gần gũi, sinh động, hấp dẫn, gắn bó với con người hơn”. Hiểu một cách nôm na, nhân hóa chính là nhân cách hóa đồ vật, cây cối, vậy nuôi để chúng có tên gọi, hành động, suy nghĩ, tình cảm, tính cách như con người. Phép nhân hóa được sử dụng rất rộng rãi trong các tác phẩm văn học và đạt được hiệu quả khá cao.

- Ví dụ:

+ “Có cô chim sẻ nhỏ bay tới gần”.

-> Dùng từ ngữ gọi con người “cô” để gọi tên con chim.

+ “Dưới trăng quyên đã gọi hè/ Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông”.

-> Chim đỗ quyên là loài chim thường xuyên hót vào mùa hè, hình ảnh nhân hóa “quyên gọi hè“, khiến cho tứ thơ trở nên sinh động và bay bổng hơn. Với cách dùng thủ pháp nghệ thuật này, người đọc có thể cảm nhận như có thể nghe được bước đi của thời gian chuyển từ mùa xuân sang mùa hè.

2. Các kiểu nhân hóa

Có ba kiểu nhân hóa thường gặp:

- Dùng những từ ngữ gọi người để gọi vật.

- Dùng những từ ngữ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.

- Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.

3. Luyện tập

Câu 1: Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của phép nhân hóa trong những ngữ liệu sau:

a. “Gấu con thấy vậy òa khóc nức nở”.

b. “Hoa buồn rầu ủ rũ chẳng còn thiết tỏa hương”.

c. “Dòng sông uốn mình qua cánh đồng xanh ngắt lúa khoai”.

d. “Dòng sông mới điệu làm sao”.

Gợi ý trả lời:

a. “Gấu con thấy vậy òa khóc nức nở”.

=> Hành động “òa khóc” của các em bé được dùng để miêu tả gấu con.

b. “Hoa buồn rầu ủ rũ chẳng còn thiết tỏa hương”.

=> “Buồn rầu ủ rũ” vốn được dùng tả người, được đem ra tả những bông hoa khiến chúng như có tình cảm tâm tư riêng biệt.

c. “Dòng sông uốn mình qua cánh đồng xanh ngắt lúa khoai”.

=> “Uốn mình” được sử dụng để miêu vẻ vẻ đẹp mềm mại của con sông.

d. “Dòng sông mới điệu làm sao”.

=> Ở ví dụ này, sự êm dịu của dòng sông được miêu tả cả từ “điệu” vốn thường dùng để nhắc về các cô gái thướt tha yểu điệu.

Câu 2: Em hãy viết đoạn văn (tự chọn chủ đề) có sử dụng biện pháp nhân hóa.

Gợi ý trả lời:

Em rất thích được đắm mình trong buổi sớm mai bởi vì bầu trời buổi sớm rất mát mẻ và trong lành. Những cô mây dậy sớm để lên núi dạo chơi. Các em bé sương tinh nghịch đang nhảy nhót trên những chiếc lá non. Ông mặt trời như lòng đỏ một quả trứng gà được đặt trên chiếc mâm màu xám. Còn chị gió thì mải miết rong chơi và nô đùa cùng hoa lá. Lũ chim cũng đua nhau ca hát để đón chào một ngày mới. Tất cả đã tạo nên một bức tranh thiên nhiên thật đẹp.

4. Kết luận

Sau khi học xong bài này, các em cần nắm một số nội dung chính như sau:

- Hiểu được khái niệm nhân hóa.

- Nắm được các kiểu nhân hóa thường gặp.

- Vận dụng được các kiểu nhân hóa để viết bài văn.

Ngày:11/12/2020 Chia sẻ bởi:Denni

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM