Người kể chuyện trong văn bản tự sự Ngữ văn 9

Bài học Người kể chuyện trong văn bản tự sự Ngữ văn 9 tập 1 giúp các em hiểu được thế nào là người kể chuyện, vai trò và mối quan hệ giữa người kể chuyện với ngôi kể trong văn bản tự sự. Đồng thời rèn luyện kĩ năng nhận diện và tập kết hợp các yếu tố này trong khi đọc văn cũng như khi viết văn. eLib đã biên soạn bài học này một cách đầy đủ và chi tiết nhất. Mời các em tham khảo bài viết dưới đây nhé! Chúc các em học tốt!

Người kể chuyện trong văn bản tự sự Ngữ văn 9

1. Vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự

- Khi trình bày, miêu tả sự việc, người kể chuyện thương gắn với một điểm nhìn nào đó. Điểm nhìn là vị trí quan sát của người kể khi thuật lại chuyện. Người ta thường nói tới ba loại điểm nhìn trong văn bản tự sự

+ Điểm nhìn bên trong: là điểm nhìn thông qua “đôi mắt” của một nhân vật trong truyện.

+ Điểm nhìn bên ngoài: là điểm nhìn của một người quan sát bên ngoài, điểm nhìn khách quan, trung tính, không đi sâu vào tâm lí nhân vật.

+ Điểm nhìn thấu suốt: là điểm nhìn mà người kể có mặt khắp nơi, thấy tất cả mọi hành động, hiểu biết mọi tư tưởng tình cảm của các nhân vật và thường đưa ra các nhận xét, đánh giá về họ,

- Ví dụ:

+ Nếu viết:

Em bé tươi cười chào cô giáo và các bạn.

(Ở đây, người viết dùng điểm nhìn bên ngoài)

+ Nếu viết:

Em bé vô cùng xúc động, tuy miệng tươi cười chào cô giáo và các bạn, nước mắt của em đã giàn giụa trên đôi má căng tròn.

(Ở đây, người viết đã dùng điểm nhìn bên trong, nhập vào nhân vật em bé mà tả, mà kể).

+ Nếu viết:

Cả lớp đứng dậy, cô giáo và các bạn chạy về phía em ; miệng tươi cười mà nước mắt em đã giàn giụa trên đôi má căng tròn.

(Ở đây, người viết đã dùng điểm nhìn thấu suốt đánh giá thái độ tất cả các nhân vật).

- Không nên đánh đồng người kể chuyện và tác giả, ngay cả khi người kể chuyện xưng “tôi”. Trong văn bản tự sự, vấn đề người kể chuyện và việc thay đổi các điểm nhìn khác nhau là rất có ý nghĩa. Nó giúp tác giả bộc lộ tư tưởng, tình cảm và những suy nghĩ của mình một cách lạnh lùng, khách quan ; tạo ra cái nhìn nhiều chiều và tránh được sự đơn điệu trong giọng văn kể chuyện, trần thuật.

- Trong văn bản tự sự, ngoài hình thức kể chuyện theo ngôi thứ nhất (xưng "tôi") còn hình thức kể chuyện theo ngôi thứ ba. Đó là người kể chuyện tự giấu mình nhưng có mặt khắp nơi trong văn bản. Người kể này dường như biết hết mọi việc, mọi hành động, tâm tư, tình cảm của các nhân vật.

- Người kể chuyện có vai trò dẫn dắt người đọc đi vào câu chuyện: giới thiệu nhân vật và tình huống, tả người và tả cảnh vật, đưa ra các nhận xét, đánh giá về những điều được kể.

2. Luyện tập

Câu 1. Sắp xếp các ý sau đây thành một đoạn văn sao cho hợp lí. Sau khi sắp xếp lại hãy chấm câu và viết hoa cho đúng.

(a) Trong văn bản tự sự, (b) nhưng dường như có mặt khắp nơi trong truyện ; (c) người kể chuyện thường không lộ diện ; (d) đó là người biết hết mọi việc ; (e) thường đưa ra những nhận xét đánh giá về nhân vật và sự việc ; (g) hiểu hết mọi hành động, tâm tư, tình cảm của các nhân vật và.

Gợi ý làm bài:

Đọc kĩ các ý và phân tích tính lô-gíc của các ý, sau đó sắp xếp lại cho hợp lí. Các ý ấy có thể xếp theo trình tự: (a), (c), (b), (d), (g), (e).

Câu 2. Cách kể ở đoạn trích sau? Hãy làm sáng tỏ bằng cách trả lời các câu hỏi sau: Người kể chuyện ở đây là ai? Ngôi kể này có đặc điểm gì so với ngôi kể ở đoạn trên?

"Xe chạy chầm chậm... Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi, vài giây sau, tôi đuổi kịp. Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại. Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi thì tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo:

-  Con nín đi ! Mợ đã về với các con rồi mà.

Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bây giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình  hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc ? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đâu ngả vào cánh tay mẹ tôi tôi thấy những cảm giấc âm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trẩu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.

Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để  bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng."

(Nguyên Hồng)

Gợi ý làm bài:

a) Người kể chuyện trong đoạn văn của Nguyên Hồng là nhân vật "tôi" (ngôi thứ nhất) - chú bé trong cuộc gặp gỡ cảm động với mẹ mình sau những ngày xa cách.

b) Ngôi kể này giúp cho người kể chuyện dễ đi sâu vào tâm tư tình cảm, miêu tả được những diễn biến tâm lí tinh vi, phức tạp đang diễn ra trong tâm hồn nhân vật "tôi"...

3. Kết luận

Qua bài học các em cần nắm một số nội dung chính sau:

- Hiểu người kể chuyện là hình tượng ước lệ về ng trần thuật trong tác phẩm truyện.

- Thấy được tác dụng củaviệc lựa chon ng kể chuyện trong một số tác phẩm đã học.

- Thấy được vai trò của g kể chuyện trong tác phẩm tự sự.

- Đặc điểm của mỗi hình thức ng kể chuyện trong một số tác phẩm tự sự.

- Nhận diện người kể chuyện trong tác phẩm văn học.

Ngày:05/10/2020 Chia sẻ bởi:Chương

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM